Nguyên nhân của những khó khăn tồn tại trong ngành xi măng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các giải pháp thu hút khách hàng tổ chức của CTCP Xi măng COSEVCO (Trang 54 - 55)

I. NHỮNG TIỀN ĐỀ

1.2. Nguyên nhân của những khó khăn tồn tại trong ngành xi măng

Mặc dù xi măng có sự phục hồi khá tốt nhưng nội tại ngành cũng tồn tại nhiều khó khăn, và sau đây là một số nguyên nhân:

- Miền Bắc là thị trường lớn nhất nhưng miền Nam và miền Trung có nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh và tiềm năng hơn. Năm 2008, miền Nam tiêu thụ 13 triệu tấn xi măng chiếm 34% lượng tiêu thụ cả nước, thấp hơn miền Bắc nhưng tốc độ tăng trưởng của miền Nam đạt 10.4% cao hơn so với miền Bắc là 7.2% và trung bình ngành là 7.7%. Ở Việt Nam hiện có 12 nhà máy xi măng lớn chiếm 60% năng lực sản xuất của toàn ngành nhưng chỉ có 3 nhà máy đặt tại phía Nam. Nguyên nhân của sự phân bổ không đồng đều đó là do các nhà máy xi măng thường đặt gần nguồn nguyên vật liệu chính là đá vôi để hình thành mô hình sản xuất khép kín và tiết kiệm chi phí, trữ lượng đá vôi chủ yếu tập trung ở miền Bắc, miền Trung và một số tỉnh cực Nam.

- Bên cạnh việc mất cân đối trong phân bố, các nhà máy xi măng thường phân bố rải rác, hầu như các tỉnh miền Bắc và miền Trung đều có nhà máy xi măng. Các nhà máy này thường là các nhà máy nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, lượng hao

hụt nguyên vật liệu lớn, gây ô nhiểm môi trường và chất lượng không đảm bảo. Điều này khiến cho thị trường xi măng trở nên khó quản lý.

- Đến năm 2008, năng lực sản xuất Clinker-chiếm 70-80% nguyên liệu sản xuất xi măng - chỉ đáp ứng được 55% nhu cầu trong nước, phần thiếu hụt này phải nhập khẩu và chủ yếu phục vụ cho các trạm nghiền, nhà máy xi măng ở phía Nam. Ngoài ra, chi phí vận chuyển cũng là một vấn đề lớn trong việc điều tiết sự cân bằng nguồn Clinker từ miền Bắc vào miền Nam, nơi thiếu hụt công suất và phải thay thế bằng việc nhập khẩu Clinker với giá rẻ hơn. Điều nay khiến cho các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.

- Chính vì sự phân bố không đồng đều và tình trạng nhập khẩu Clinker, ở miền Nam luôn xảy ra tình trạng thiếu hụt xi măng vào các mùa cao điểm, đồng thời giá xi măng ở đây cũng cao hơn 20% so với hai vùng còn lại.

- Thời gian sắp tới nhiều dự án xi măng sẽ đi vào hoạt động, do đó công suất của toàn ngành sẽ tăng mạnh. Theo thống kê đến năm 2010, khoảng 45 dự án mới sẽ đi vào hoạt động với tổng công suất 45.7 triệu tấn. Như vậy, kể từ năm 2010 nước ta sẽ thoát khỏi tình trạng thiếu hụt xi măng và sẽ chuyển sang tình trạng dư thừa. Mặc dù vậy, tình trạng mất cân đối vẫn tiếp tục xảy ra vì các nhà máy mới vẫn tập trung ở miền Bắc và miền Trung.

- Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng từ 35-45% giá thành sản xuất Clinker, do đó thay đổi chi phí nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngành. Trong năm 2009, giá điện bình quân tăng khoảng 6.5-7.0%, mà chi phí điện năng chiếm khoảng 18% giá thành sản xuất xi măng. Đồng thời, dự kiến giá bán than cho sản xuất xi măng được điều chỉnh khoảng theo giá thị trường vào Quý 2/2009.

- Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành xi măng trong quá khứ và dự báo tương lai sẽ khó xảy ra sự đột biến vì ngành phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường và mặt bằng giá xi măng chịu sự quản lý chặt chẽ từ Chính Phủ.

- Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi vay đầu tư cho các dự án lớn, chi phí đầu tư máy móc thiết bị lớn, chi phí khấu hao cao…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các giải pháp thu hút khách hàng tổ chức của CTCP Xi măng COSEVCO (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w