NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ BÁN CUỐI CÙNG.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi .pdf (Trang 43 - 46)

e) Quyền chọn thay đổi (Switching options)

1.6. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ BÁN CUỐI CÙNG.

1.6.1. Rủi ro và chi phí sử dụng vốn.

Một doanh nghiệp hoạt động trong một mơi trường rủi ro và chi phí sử dụng vốn cao càng cao nhìn chung cĩ giá chuyển giao thấp. Điều này được giải thích rằng khi rủi ro cao thì nhà đầu tư thường địi hỏi một tỷ suất lợi nhuận cao, tất yếu giá bán phải được hạ thấp để đáp ứng yêu cầu này. Tương tự, chi phí sử dụng vốn cao đồng nghĩa với tỷ suất chiết khấu cao, và kết quả là hiện giá của dịng tiền thu nhập bị giảm đi.

Ngược lại, trong một mơi trường cĩ rủi ro kinh doanh thấp và chi phí sử dụng vốn thấp thì giá chuyển giao sẽ được định giá cao lên. Mặt khác, việc chuyển giao doanh nghiệp cũng giống như vấn đề mua một loại hàng hố nào đĩ, với một mơi trường cĩ rủi ro thấp thì sẽ cĩ nhiều nhà đầu tư mong muốn gia nhập thị trường, tạo ra cầu nhiều, trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì tất yếu giá chuyển giao sẽ tăng lên.

1.6.2. Tính chất thị trường của doanh nghiệp.

Trong trường hợp thị trường của doanh nghiệp mang tính độc quyền thì giá bán của doanh nghiệp chắc chắn sẽ cao hơn bình thường, thậm chí cao hơn cả giá trị thật của doanh nghiệp. Vì nhà đầu tư đánh giá rằng khả năng thu hồi vốn khi đầu tư vào doanh nghiệp này rất lớn. Với một thị trường tự do cạnh tranh thì rủi ro gia

nhập thị trường khá lớn, và cĩ thể là lý do để người mua yêu cầu người bán giảm giá chuyển nhượng.

Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm đến khả năng duy trì thế độc quyền này. Một số doanh nghiệp cĩ được điều kiện độc quyền là do nhà nước bảo hộ cho họ, trong trường hợp đã chuyển giao cho nhà đầu tư mới, sự bảo hộ khả năng độc quyền này cĩ thể bị mất đi, và giá trị gia tăng do tính độc quyền mang lại sẽ khơng cịn.

Thêm nữa, nếu việc nắm giữ một doanh nghiệp nhằm củng cố vị trí của doanh nghiệp trong một ngành nghề nào đĩ, hoặc giúp người mua mở rộng thị trường của mình cũng sẽ khiến cho người mua sẵn sàng trả một giá chuyển nhượng cao hơn bình thường để nắm quyền kiểm sốt doanh nghiệp này.

1.6.3. Quyền kiểm sốt doanh nghiệp.

Quyền kiểm sốt của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp cĩ tác động lớn tới giá chuyển giao, nhất là trong trường hợp chuyển giao một phần doanh nghiệp (nhà đầu tư đang tìm cách mua đủ lượng cổ phần cần thiết để nắm quyền điều hành doanh nghiệp).

1.6.4. Phương pháp phát hành cổ phiếu.

Người ta thường nhận thấy rằng một phương pháp phát hành cổ phiếu đúng đắn sẽ mang về cho người chủ một giá trị cao nhất. Trong trường hợp phát hành cổ phiếu khi cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta, việc cơng khai phát hành thơng qua đấu giá sẽ mang về cho nhà nước một khoản thu gia tăng đáng kể, nếu cổ phiếu được phát hành với tỷ lệ ưu đãi quá lớn và việc phát hành thu hẹp trong một nhĩm nhỏ đối tượng khách hàng thì giá trị thu về thường thấp hơn.

Tuỳ theo yêu cầu đảm bảo mục tiêu thu hút vốn đủ đầu tư và khả năng dự đốn nhu cầu thị trường về cổ phiếu của mình, mà doanh nghiệp cĩ thể lựa chọn các phương pháp phát hành khác nhau như: tự phát hành; phát hành thơng qua các kênh như ngân hàng, cơng ty chứng khốn; ngân hàng bảo lãnh phát hành .v.v. Các phương pháp phát hành khác nhau sẽ cĩ chi phí phát hành và khả năng thành cơng khác nhau rất nhiều.

1.6.5. Kỹ năng thương lượng.

Đây gần như là một yếu tố hồn tồn chủ quan ảnh hưởng đến giá bán cuối cùng của doanh nghiệp. Với một nhĩm thương lượng làm việc tốt, người bán cĩ thể nâng cao được giá chuyển giao doanh nghiệp của mình. Ngược lại, người mua nếu thương lượng tốt cũng cĩ thể mua lại được doanh nghiệp với giá rẻ. Để giảm thiểu tác động của yếu tố này đến giá bán, cả người mua và người bán đều cần thiết hiểu rõ về thị trường, tiềm năng và các yếu tố tác động đến sự hoạt động trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi .pdf (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)