CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. NHU CẦU ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
2.1.1. Định giá để cổ phần hố:
Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh cơng tác cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nước nhằm gĩp phần quan trọng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp cĩ nhiều chủ sở hữu, trong đĩ cĩ đơng đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng cĩ hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và của doanh nghiệp.
Cổ phần hố thực chất là việc Nhà nước bán một phần hoặc tồn bộ giá trị hiện cĩ thuộc phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho các cổ đơng; hoặc giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện cĩ tại doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.
Nhưng theo nguyên tắc kế tốn, giá trị tài sản của doanh nghiệp được ghi nhận theo giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ mua hay nhập tài sản, thơng thường giá này thường khác biệt rất nhiều so với giá thị trường tại thời điểm cổ phần hố doanh nghiệp. Vì vậy, để cổ phần hố các doanh nghiệp Nhà nước, cần thiết phải xác định giá các doanh nghiệp này.
Mặt khác, giá trị thực tế của doanh nghiệp khơng phải chỉ là tổng cộng giá trị của các tài sản hiện cĩ trong bảng cân đối của doanh nghiệp, mà cịn bao gồm cả các giá trị vơ hình như lợi thế kinh doanh, giá trị thương hiệu
Hơn nữa, cổ phần hố giúp nền kinh tế huy động vốn của tồn xã hội để đầu tư đổi mới cơng nghệ, phát triển doanh nghiệp. Đồng thời cổ phần hố cịn phát huy vai trị làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đơng; tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư với doanh nghiệp. Tuy vậy, tiến trình cổ phần hĩa hiện nay diễn ra khá chậm vì vướng mắc chủ yếu là làm thế nào định được giá trị doanh nghiệp một các hợp lý và chính xác. Do vậy, để tiến hành cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nước cần thiết phải xác định lại giá trị doanh nghiệp cho sát với giá thị trường, làm cơ sở cho việc hình thành giá bán cổ phần.
2.1.2. Định giá chuyển giao:
Với chính sách thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần của nhà nước Việt Nam, đã hình thành nhiều loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngồi, cơng ty liên doanh, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân .v.v. Từ đĩ cũng phát sinh nhu cầu chuyển nhượng quyền sở hữu doanh nghiệp như Cơng ty liên doanh chuyển thành cơng ty 100% vốn nước ngồi (Cơng ty Coca Cola Việt Nam); chuyển nhượng cổ phần giữa các thành viên, giữa các cổ đơng trong cơng ty trách nhiệm hữu hạn hay cơng ty cổ phần. Hoặc các trường hợp mua bán lại một phần cơng ty như cơng ty Kinh Đơ mua lại chi nhánh kem Walls Việt Nam của tập đồn Unilever. Hoặc các chủ trương bán, khốn, cho thuê doanh nghiệp nằm trong chính sách cổ phần hố của Nhà nước.
Tất cả các doanh nghiệp khi thực hiện chuyển nhượng đều tính bằng giá trị, giá trị này được thoả thuận giữa người mua và người bán theo cơ chế thị trường trên cơ sở thoả thuận trực tiếp hoặc dùng phương thức đấu giá. Như vậy, khi chuyển
nhượng doanh nghiệp cần phải xác định lại giá trị tài sản hiện cĩ của doanh nghiệp để người mua và người bán làm căn cứ thoả thuận để xác định giá bán. Giá bán này cĩ thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng với giá trị thực tế tài sản của doanh nghiệp.