Xử lý NQH bằng đồng tài trợ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch I - Vietinbank (Trang 62 - 64)

Trong những năm qua Sở đã thực hiện các biện pháp kiên quyết để thu hồi NQH, NKĐ, từng bớc giảm tỷ lệ NQH trong tổng d nợ . Tuy nhiên có một số khoản NQH mà khả năng của Sở không đủ sức về vốn, về con ngời và kinh nghiệm để giải quyết hoặc giải quyết không hiệu quả. Nên chăng, Sở cần phối hợp với các ngân hàng khác theo dạng đồng tài trợ để xử lý NQH. Nh thế sẽ tập trung và phân bổ cho nhau thế mạnh, hạn chế mặt yếu, tạo sự kiểm soát đồng bộ về khách hàng, bổ sung vốn, bổ sung nghiệp vụ.

Dới đây là một số đề suất cụ thể để xử lý NQH bằng đồng tài trợ.

Xử lý NQH mới phát sinh, ta phải phân loại NQH này theo các

nguyên nhân khác nhau

+ Nếu là do ngân sách nợ: nên mời tham gia đồng tài trợ với các ngân hàng khác cho ứng vốn trớc ngân sách dới dạnh mua nợ và ngân hang cam kết khi có tiền sẽ trả cho ngân hàng mua nợ.

+Nếu là do xác định thời hạn không đúng

Dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. nên mời các ngân hàng khác tham gia hợp đồng vốn, hoặc bán nợ trong một thời gian sau đó mua lại.

Nếu quay vòng vốn nhiều lần do kiểm soát khách hàng không tốt, không am hiểu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, Sở nên tham gia đồng tài

trợ, hoặc bán nợ cho ngân hàng am hiểu lĩnh vực này. Ví dụ: khách hàng vay để nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại ở ngân hàng khác, có thể tham gia đồng tài trợ giữa 2 ngân hàng để kết hợp 2 nguồn hoặc mua nợ.

+ Nếu do hàng chậm luân chuyển: Sở nên kết hợp với ngân hàng khác cho khách hàng mua hàng và có mạng lới đại lý tốt vay vốn để mua hàng và bán hàng chậm luân chuyển, hoặc các ngân hàng có khách hàng quen, có lĩnh vực tiêu thụ các mặt hàng này. Ví dụ: Sở có khách hàng có mạng lới bán mì ăn liền xuất khẩu tốt, trong khi ngân hàng khác có khách hàng sản xuất mì nhng không bán đợc và khách hàng vay vốn đã vợt quá hạn mức sẽ phải tham gia đồng tài trợ để mua mì và xuất đi.

Xử lý NQH đã chuyển sang NKĐ.

Do coi trọng tài sản thế chấp hơn phơng án vay vốn hoặc không kiểm soát đợc phơng án kinh doanh hoặc giữ lô hàng mà ngân hàng không am hiểu, ngân hàng nên bán nợ hoặc đồng tài trợ với ngân hàng khác có khách hàng quen thuộc am hiểu lĩnh vực này.

Để ngăn ngừa NQH

Sở có thể tham gia đồng tài trợ để cùng xây dựng một hạn mức và cùng kiểm soát để khách hàng không tăng quy mô kinh doanh quá sức của mình, chia sẻ rủi ro.

Có thể tham gia đồng tài trợ khi đang gia hạn nợ do kế hoạch kinh doanh không đúng nh dự kiến, trong trờng hợp này nên mời các ngân hàng có khách hàng là ngời mua hàng cùng đồng tài trợ, hoặc mua lại nợ. Trên cơ sở ngân hàng khác kiểm soát đợc luồng tiền của khách hàng và chuyển trả nợ cho ngời bán.

Nếu vì nhu cầu vốn của doanh nghiệp quá lớn nhng đã không cho vay đủ số vốn cần thiết dẫn đến không phù hợp với nhu cầu kinh doanh có khả năng

dẫn đến NQH, mời ngân hàng khác tham gia bơm thêm vốn để tiếp sức cho khách hàng.

Đồng tài trợ nợ tốt: đây là dạng hợp vốn với thời gian < thời gian

cho vay với lãi suất < lãi suất cho vay.

Ngoài các giải pháp trên, Sở còn kết hợp thực hiện các giải pháp khác nh thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng, tăng cờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, linh hoạt trong khâu xử lý nợ, đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng... nhằm hạn chế RRTD đến mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch I - Vietinbank (Trang 62 - 64)