NHNN cần hoàn thiện các văn bản về quy chế trích lập quỹ dự

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch I - Vietinbank (Trang 65 - 67)

phòng rủi ro.

Hiện nay, việc trích lập quỹ DPRR trong hoạt động tín dụng đợc thực hiện theo quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN5 ngày 8-2-1999 của thống đốc NHNN. Đây là một quyết định rất phù hợp với xu thế và tình hình hiện nay của các ngân

hàng. Tuy nhiên, do bớc đầu xây dựng và thực hiện thì quyết định này có những điểm cha thực sự phù hợp.

Thứ nhất, về thời điểm trích lập DPRR. Theo quy định này thì các tổ chức

tín dụng phải phân loại tài sản “có” và trích lập dự phòng để bù đắp rủi ro mỗi năm 1 lần trong vòng 25 ngày làm việc đầu tiên của mỗi năm. Việc làm này sẽ làm cho hầu hết các tổ chức tín dụng bị lỗ ngay từ đầu năm và có thể kéo dài suốt cả năm dẫn đến tình trạng là kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng không đợc phản ánh một cách chính xác trên sổ sách kế toán suốt cả năm. Nên chăng cho phép các tổ chức tín dụng đợc trích lập DPRR vào thời điểm cuối mỗi quý. Việc làm này vừa có ý nghĩa về mặt tài chính, vừa đảm bảo cho số DPRR đợc trích ra luôn gắn liền với mục đích rủi ro có thể xảy ra.

Thứ hai. Tỷ lệ trích lập DPRR. Việc quy định trích DP 0% đối với các tài

sản có thuộc nhóm 1 có nghĩa là tài sản này không hề có rủi ro, 100% đối với tài sản thuộc nhóm 4 chứng tỏ sự thừa nhận rằng các khoản nợ thuộc nhóm 4 đ- ợc đánh giá là hoàn toàn không có khả năng thu hồi. Nhng thực tế cho thấy, những khoản nợ cha đến hạn vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí có thể xác định là không thể thu hồi đợc trong trờng hợp con nợ bị phá sản, giải thể hoặc chết, mất tích. Do đó tỷ lệ trích lập 0% là không hợp lý. Thông thờng các tổ chức tín dụng chỉ cho vay bằng hoặc thấp hơn 70% giá trị tài sản đảm bảo. Nh vậy ngay cả khi giá trị tài sản đảm bảo bị mất giá tới 50-70% thì khoản nợ vẫn đợc thu hồi đợc 40-70%. Do đó tỷ lệ trích lập 100% với tài sản có thuộc nhóm 4 là cha phù hợp. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ nên quy định việc trích lập DPRR cần phải phù hợp với mức độ tổn thất có thể xảy ra.

Thứ ba, đó là việc trích DPRR đối với các khoản NQH cũ đợc tích luỹ từ

nhiều năm trớc đợc dồn vào 1 năm tài chính dẫn đến tình trạng nhiều tổ chức tín dụng bị lỗ lớn và không phản ánh đúng kết quả kinh doanh trong năm tài chính của các tổ chức tín dụng. Vì vậy NHNN nên cho các khoản NQH cũ đợc tồn lại

từ nhiều năm trớc dải ra một số năm kế tiếp theo nhằm tránh gây ra những đột biến lớn về việc suy giảm lợi nhuận.

Và cuối cùng là việc sử dụng quỹ DPRR để xử lý NQH không có khả năng thu hồi. Các khoản NQH không có khả năng thu hồi đang là một gánh nặng lớn đối với hoạt động của các NHTM QD. Việc xử lý các khoản nợ này có thể đợc thực hiện bằng việc sử dụng quỹ bù đắp rủi ro đợc trích lập hàng năm. Nhng việc sử dụng quỹ DPRR để thực hiện xoá nợ đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi đối với các NHTM QD là rất khó khăn. Mặc dù các khoản nợ này đã đợc xác định là không có khả năng thu hồi và không bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng, nhng để xoá nợ thì ngân hàng phải thực hiện rất nhiều thủ tục rờm rà, mất thời gian. Vì vậy, NHNN cần xem xét lại vấn đề thủ tục xét duyệt xoá nợ không có khả năng thu hồi, giúp các NHTM QD nhanh chóng thực hiện cơ cấu lại tình hình tài chính, làm sạch bảng tổng kết tài sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch I - Vietinbank (Trang 65 - 67)