2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Tuyên Quang - tiền thân là Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Tuyên Quang, được thành lập tháng 7/1968,, làm nhiệm vụ cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước thông qua thời kỳ hoạt động và trưởng thành với nhiều tên gọi: Ngân hàng Kiến thiết, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, đến ngày 14/1/1990 theo nghị quyết số 401 – CT của Chủ tịch HĐBT quyết định thành lập: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tuyên Quang.
Ngay từ đầu những ngày mới thành lập, Chi nhánh đã sớm ổn định về tổ chức cán bộ và thành lập các phòng ban, thực hiện nhiệm vụ của chi nhánh là cấp phát vốn XDCB, cho vay dài hạn theo kế hoạch của Nhà nước. Đến 1/1/1995, thực hiện Quy định của Thủ tướng Chính phủ bàn giao cấp phát vốn XDCB sang Cục Đầu tư và Phát triển và được Thống đốc NHNN Việt Nam bổ sung chức năng, nhiệm vụ, hoạt động thực thụ như một NHTM, ngoài nhiệm vụ cho vay đầu tư phát triển, còn kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ NH.
Trong những năm qua, Chi nhánh đã không ngừng phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình để trở thành một trong các NH kinh doanh có hiệu quả nhất trong địa bàn Tỉnh Tuyên Quang.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động cơ bản của chi nhánh
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức hoạt động của chi nhánh BIDV Tuyên Quang được xây dựng theo mô hình hiện đại, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh. Gồm:
- Giám đốc chi nhánh: điều hành các hoạt động của chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Tuyên Quang.
- Các Phó Giám đốc: giúp việc cho giám đốc, hoạt động theo sự phân công, uỷ quyền của giám đốc chi nhánh và theo quy định.
- Các phòng ban của chi nhánh được tổ chức thành 3 khối bao gồm khối Chuyên môn, khối Hội đồng tư vấn - Ban chuyên đề, khối các bộ phận độc lập, và Bộ phận Quản lý chất lượng. Cụ thể:
+ Khối chuyên môn bao gồm các phòng sau:
Phòng Quan hệ khách hàng
Phòng Dịch vụ khách hàng
Phòng Tài chính - Kế toán
Phòng Kế hoạch tổng hợp và bộ phận Điện toán
Phòng Tổ chức hành chính và Tổ bảo vệ
Phòng Quản lý rủi ro và bộ phận Kiểm tra nội bộ
Phòng Quản trị tín dụng
+ Khối Hội đồng tư vấn – Ban chuyên đề gồm các bộ phận sau:
Hội đồng Thi đua khen thưởng
Hội đồng Tuyển dụng lao động
Hội đồng Tín dụng
Hội đồng Xử lý rủi ro
Ban chỉ đạo ISO
Tổ chống tham nhũng
Các ban, hội đồng khác + Khối các bộ phận độc lập bao gồm:
Các Quỹ tiết kiệm
Tổ Kho quỹ + Bộ phận Quản lý chất lượng
2.1.2.2. Các hoạt động cơ bản của chi nhánh
1. Huy động vốn
- Huy động vốn dưới các hình thức : nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn và các loại tiền gửi khác bằng VNĐ hay bằng ngoại tệ .
- Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật và Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
2. Cho vay
Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư và phát triển kinh tế xã hội, các nhu cầu hợp pháp đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình dưới các hình thức ngắn, trung và dài hạn phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. 4. Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ, cấp tín dụng theo quy định.
5. Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh NH và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
6. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân quỹ.
7. Thực hiện dịch vụ NH đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án, tư vấn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ với các khách hàng và tổ chức trong nước và các dịch vụ NH đối ngoại khác theo quy định.
2.1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Năm 2008 Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang đã cố gắng phấn đấu trên tất cả các mặt hoạt động, đặc biệt là các chỉ tiêu chính do Ngân hàng ĐT &PT Việt Nam giao. Mọi chỉ tiêu đều tăng so với năm 2007, vượt kế hoạch được giao. Với quan điểm hoạt động của NHTM, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế của cấp ủy - chính quyền địa phương, đồng thời phải kinh doanh có lãi, đảm bảo đời sống người lao động.
Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế. Cụ thể là:
* Kết quả kinh doanh:
Nhìn một cách tổng quát, tốc độ thực hiện các chỉ tiêu của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang năm 2008 so với kế hoạch Trung ương giao thực hiện là tốt và điều quan trọng nhất là Chi nhánh đã bám sát được sự chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trong việc gắn sự tăng trưởng với phát triển bền vững.
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện 1 số chỉ tiêu chính
Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu chính Thực hiện đến 31/12/2007 TH đến 31/12/2008 % Tăng trưởng I Bên tài sản có 1 Tổng tài sản 428 434 101,4
2 Tài sản có sinh lời 352 368 104,5
3 Dư nợ tín dụng 288 355 123
4 Dư nợ tín dụng bình quân 240 330 137
5 Dư nợ cho vay đại lý uỷ thác 29 29
6 Nợ khoanh, chờ xử lý 0 0
7 Tổng nợ quá hạn 1,43 1,53 106,9
II Bên tài sản nợ
1 Huy động vốn tại địa phương 282 336,7 119,4
2 Nguồn vốn vay TW 88 36 40,9
3 Nguồn vốn khác (Gồm cả vốn uỷ thác ĐT)
35,5 35 98,6
4 Huy động vốn BQ 255 310 121,5
(Nguồn: Phòng KHNV Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT TQ năm 2008 ) * Huy động vốn:
Tổng nguồn vốn của Chi nhánh tính đến hết ngày 31/12/2008 đạt 407,7 tỷ đồng tăng 0,54% so với năm 2007 (tổng nguồn vốn năm 2007 là 405,5 tỷ đồng, tăng 2,2 tỷ). Tỷ lệ tăng tổng nguồn vốn của Chi nhánh so với 2007 không đáng kể nhưng cơ cấu về vốn thì có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tốt giúp cho Chi nhánh giảm thiểu về chi phí vay vốn của Trung ương đảm bảo khả năng thanh toán và an toàn trong kinh doanh: Nguồn vốn huy động tại chỗ năm 2008 đạt 336,7 tỷ đồng, chiếm 82,58 %/ tổng nguồn vốn, tăng 54,3 tỷ đồng so với năm 2007 (tăng từ 282 tỷ đồng đến 336,7 tỷ đồng ), tương đương tăng với 19,4 % và đặc biệt tăng 8,6 % so với kế hoạch Ngân hàng ĐT & PT Việt nam giao; Riêng nguồn vốn vay Trung ương năm 2008 giảm đáng kể so với năm 2007 do Chi nhánh đã huy động được tại chỗ (Năm 2007 nguồn vốn vay của
Trung ương là 88 tỷ chiếm 21,48% tổng nguồn vốn, đến năm 2008 chỉ còn vay 36 tỷ chiếm 8,83% tổng nguồn vốn).
Huy động vốn bình quân năm 2008 đạt 310 tỷ đồng, tăng 55 tỷ đồng so với năm 2007 (tức tăng 21,6 %), đạt 114,8% kế hoạch Trung ương giao. Việc tăng nguồn vốn huy động bình quân thể hiện sự ổn định về nguồn vốn, đảm bảo cho quá trình kinh doanh của Chi nhánh không gặp phải sự biến động.
* Cho vay và đầu tư:
Nhìn chung, công tác tín dụng trong năm 2008 tăng trưởng tốt, tăng 67 tỷ đồng (từ 288 tỷ đồng năm 2007 lên 355 tỷ đồng năm 2008 ), tăng tương ứng 23,3% so với năm 2007. Quá trình tăng trưởng tín dụng luôn được kiểm soát, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Về dư nợ tín dụng: kế hoạch Trung ương giao cho là 360 tỷ đồng, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang thực hiện được 355 tỷ đồng đạt 98,6 %, tăng 23,3 % so với năm 2007. Đặc biệt, Chi nhánh không có nợ khoanh, chờ xử lý; tổng nợ quá hạn đến hết ngày 31/12/2008 là 1,53 tỷ đồng, chiếm 0,43 %/ tổng dư nợ (kế hoạch trung ương giao < 1%).
Tóm lại, các chỉ tiêu trên đã phản ánh thực trạng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang là tốt. Chi nhánh đã tăng cường cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh của khách hàng, thực hiện mở rộng đối tượng cho vay, khai thác nhiều dự án đầu tư, cơ sở vật chất và cải tiến kỹ thuật, chú trọng việc nghiên cứu tìm hiểu kỹ tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng vay vốn để nhằm đảm bảo an toàn vốn của Chi nhánh, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, Chi nhánh đã nghiêm túc đánh giá, phân tích chất lượng tín dụng, luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và đề ra các giải pháp kiên quyết để nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt luôn chú trọng đến việc chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu dư nợ để luôn đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Do đó,
trong năm 2008 dư nợ tín dụng tăng 23,3% nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn đảm bảo theo đúng kế hoạch được giao.
* Hoạt động dịch vụ:
- Về Thanh toán ngân hàng trong nước:
Chi nhánh đã tích cực, chủ động triển khai và tham gia cùng với các Chi nhánh khác cùng hệ thống Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam và NHNN ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại vào công tác thanh toán của NH, đảm bảo thanh toán nhanh, chính xác, rút ngắn thời gian và chi phí thanh toán, tăng vòng quay sử dụng vốn của các doanh nghiệp qua NH.
Nhờ áp dụng công nghệ mới hiện đại, Chi nhánh thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán cho các tổ chức kinh tế. Hiện tại có rất nhiều đơn vị áp dụng hình thức trả lương qua tài khoản tại Chi nhánh.
Với mục tiêu nâng cao khả năng thanh toán liên NH cũng như thanh toán với khách hàng trong tương lai, Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Tuyên Quang đã và sẽ tiếp tục ứng dụng và hoàn thiện công nghệ NH hiện đại, góp phần mở rộng và phát triển Chi nhánh.
- Dịch vụ ngân hàng, phát hành và thanh toán thẻ:
Phát triển dịch vụ NH trình độ cao, chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ đồng thời là mục tiêu quan trọng được Chi nhánh ĐT & PT Tuyên Quang đặt lên hàng đầu trong thời gian gần đây.
Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ của BIDV và các NH khác rộng khắp trên toàn quốc, số lượng thẻ do Chi nhánh phát hành ngày càng tăng. Tổng số lượng thẻ mới phát hành trong năm 2008 đạt 4.300 thẻ, tăng 186% so với năm 2007.
Về dịch vụ NH, năm 2008 khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt gồm cả VNĐ và ngoại tệ tăng cao nhờ đó các khoản thu từ phí dịch vụ của Chi nhánh cũng tăng đáng kể.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNQD tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tuyên Quang hàng Đầu tư và Phát triển Tuyên Quang
2.2.1. Cơ sở pháp lý
Mọi tổ chức, cá nhân sống và làm việc đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. Như các thực thể kinh tế khác khi mới thành lập NH phải được sự cấp phép của cơ quan chuyên trách của Chính phủ. Và trong suốt quá trình hoạt động NH không chỉ chịu sự tác động của các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh NH mà còn chịu tác động của nhiều bộ luật khác có liên quan.
Mỗi NHTM đều có quy trình nghiệp vụ riêng tuy nhiên các quy trình nghiệp vụ này được xây dựng trên cơ sở văn bản pháp luật do cơ quan chuyên trách của Chính Phủ ban hành (NHNN).
Đối với nghiệp vụ cho vay các NH phải tuân theo một số văn bản pháp quy như: - Quyết định số 1627/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 31/12/2001 về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.
- Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN
- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/12/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung khoản 6 Điều 1 của QĐ 127/2005/QĐ-NHNN.
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của các TCTD.
- Các văn bản khác có liên quan…
2.2.2. DNNQD trên địa bàn
Theo con số thống kê trong năm 2008 thì trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang có tới hơn 500 doanh nghiệp, trong đó có tới hơn 350 DNNQD. Trong đó chủ yếu là các công ty TNHH và công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, còn các công ty hợp danh số lượng rất ít. Các DNNQD hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng quy mô không lớn như các DNNN, do vậy họ rất cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của thị trường, đồng thời đảm bảo khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên địa bàn. Với nhu cầu đa dạng như vậy thì đây thực sự là một tiềm năng lớn cho sự mở rộng tín dụng đối với DNNQD của Chi nhánh.
Tuy nhiên khi tiếp cận nguồn vốn từ phía NH, DNNQD đã gặp không ít khó khăn và trở ngại:
- NH thường ưu tiên cho vay các DNNN vì các doanh nghiệp này có sự hỗ trợ và bảo đảm của Nhà nước.
- Thủ tục giấy tờ để vay vốn thường rất phức tạp đối với DNNQD vì các doanh nghiệp này thường hay thiếu hoặc chưa đầy đủ các giấy tờ pháp lý cần thiết.
- DNNQD vay vốn thường phải có tài sản đảm bảo, đây chính là vấn đề lớn nhất đối với họ vì giá trị tài sản đảm bảo của họ thường thấp nên mức cho vay hạn chế không đủ nhu cầu.
Chính vì vậy để hoạt động được các DNNQD thường vay vốn từ các tổ chức tài chính phi chính thức, tư nhân, bạn bè, họ hàng và bản thân người lao động trong doanh nghiệp. Lượng vốn “cấu vá” từ nhiều nguồn nhỏ lẻ này không ổn định nên ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó, việc làm thế nào để có thể tiếp cận và mở rộng tín dụng đối với các DNNQD trên địa bàn đã và đang là vấn đề được Chi nhánh rất quan tâm.
2.2.3. Tín dụng đối với DNNQD
2.2.3.1. Các DNNQD trên địa bàn có quan hệ tín dụng với Chi nhánh
Từ 1995 trở về trước khách hàng chủ yếu là tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nay đã chiếm trên 55% dư nợ của chi nhánh. Tại địa bàn, có các TCTD như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, NHTM cổ phần, Ngân hàng Chính sách xã hội và Hoạt động Ngân hàng của các Tổ chức khác. Cùng với sự thay đổi của kinh tế tại địa phương, hoạt động của Chi nhánh cũng tiến triển từng bước khả quan, tỷ trọng hiện nay chiếm khoảng 35% trong hệ thống NH, nếu so với toàn bộ các đơn vị khác có hoạt động NH ngoài hệ thống thì thị phần của Chi nhánh là tương đối rộng. Cho đến nay số lượng khách hàng có quan hệ