Theo con số thống kê trong năm 2008 thì trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang có tới hơn 500 doanh nghiệp, trong đó có tới hơn 350 DNNQD. Trong đó chủ yếu là các công ty TNHH và công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, còn các công ty hợp danh số lượng rất ít. Các DNNQD hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng quy mô không lớn như các DNNN, do vậy họ rất cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của thị trường, đồng thời đảm bảo khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên địa bàn. Với nhu cầu đa dạng như vậy thì đây thực sự là một tiềm năng lớn cho sự mở rộng tín dụng đối với DNNQD của Chi nhánh.
Tuy nhiên khi tiếp cận nguồn vốn từ phía NH, DNNQD đã gặp không ít khó khăn và trở ngại:
- NH thường ưu tiên cho vay các DNNN vì các doanh nghiệp này có sự hỗ trợ và bảo đảm của Nhà nước.
- Thủ tục giấy tờ để vay vốn thường rất phức tạp đối với DNNQD vì các doanh nghiệp này thường hay thiếu hoặc chưa đầy đủ các giấy tờ pháp lý cần thiết.
- DNNQD vay vốn thường phải có tài sản đảm bảo, đây chính là vấn đề lớn nhất đối với họ vì giá trị tài sản đảm bảo của họ thường thấp nên mức cho vay hạn chế không đủ nhu cầu.
Chính vì vậy để hoạt động được các DNNQD thường vay vốn từ các tổ chức tài chính phi chính thức, tư nhân, bạn bè, họ hàng và bản thân người lao động trong doanh nghiệp. Lượng vốn “cấu vá” từ nhiều nguồn nhỏ lẻ này không ổn định nên ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó, việc làm thế nào để có thể tiếp cận và mở rộng tín dụng đối với các DNNQD trên địa bàn đã và đang là vấn đề được Chi nhánh rất quan tâm.
2.2.3. Tín dụng đối với DNNQD
2.2.3.1. Các DNNQD trên địa bàn có quan hệ tín dụng với Chi nhánh
Từ 1995 trở về trước khách hàng chủ yếu là tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nay đã chiếm trên 55% dư nợ của chi nhánh. Tại địa bàn, có các TCTD như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, NHTM cổ phần, Ngân hàng Chính sách xã hội và Hoạt động Ngân hàng của các Tổ chức khác. Cùng với sự thay đổi của kinh tế tại địa phương, hoạt động của Chi nhánh cũng tiến triển từng bước khả quan, tỷ trọng hiện nay chiếm khoảng 35% trong hệ thống NH, nếu so với toàn bộ các đơn vị khác có hoạt động NH ngoài hệ thống thì thị phần của Chi nhánh là tương đối rộng. Cho đến nay số lượng khách hàng có quan hệ với Chi nhánh rất lớn nhưng số lượng doanh nghiệp lại chiếm thị phần ít, năm 2008 có tới hơn 12.000 khách hàng nhưng chỉ có khoảng 150 doanh nghiệp. Ngoài các doanh nghiệp truyền thống thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản hiện nay Chi nhánh còn có thêm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác như công nghiệp, thương mại, dịch vụ,... Thành phần khách hàng cũng đa dạng, từ các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ các DNNN đến các DNNQD, các khách hàng cá nhân và số ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Khách hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực XDCB là đơn vị quốc doanh chỉ còn vài đơn vị với doanh số hoạt động tại chi nhánh không đáng kể. Trong đó số lượng khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín
Bảng 2.2: Số lượng các loại hình DNNQD có quan hệ tín dụng
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008
Doanh nghiệp Nhà nước 7 10
Doanh nghiệp tư nhân 13 19
Công ty trách nhiệm hữu hạn 45 53
Công ty cổ phần 18 29
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài 1 1
(Nguồn: Phòng KHNV Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT TQ năm 2008 )
Số lượng DNNQD có quan hệ tín dụng với Chi nhánh ngày càng có xu hướng tăng, năm 2007 chỉ có 77 doanh nghiệp nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 102 doanh nghiệp, chiếm đến 90% trên tổng số các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, tăng gấp 1,5 lần năm 2007. Nhưng nói chung các DNNQD chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chỉ có một số ít có vốn lớn (nhưng đó thường là các DNNN sau khi cổ phần hoá). Ngoài các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng thì số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng đang có xu hướng tăng. So với tổng số DNNQD trên địa bàn thì số lượng doanh nghiệp mà Chi nhánh thu hút được chiếm tỷ lệ không lớn, chỉ khoảng 30%. Do đó thị trường vốn đối với các DNNQD vẫn còn là một thị trường mở cho Chi nhánh trong thời gian tới. Chính vì vậy mà Chi nhánh đã và đang có những biện pháp hợp lý nhằm không ngừng mở rộng quan hệ với các đối tượng này, tăng thị phần tín dụng của mình trên địa bàn.
2.2.3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNQD tại Chi nhánh
* Tình hình cho vay và quản lý dư nợ
Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay của Ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang đối với các DNNQD đang tăng lên rõ rệt chứng tỏ Ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang đã chú ý đến khu vực kinh tế này. Doanh số cho vay đã tăng lên đáng kể, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3: Doanh số cho vay đối với các DNNQD
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 811.75 100 824.72 100 959.75 100
DN NQD 454.58 56 481.64 58.4 575.85 60
( Nguồn: Phòng KHNV Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT TQ năm 2008 )
Biểu 2.1: Doanh số cho vay đối với các DNNQD
Trần Thị Bích Ngọc – TCDN47A 51
Nam Nam Nam
0 200 400 600 800 1000 1200
Bảng trên cho thấy doanh số cho vay đối với DNNQD đang thay đổi. Tỷ trọng doanh số cho vay với các doanh nghiệp này đã tăng từ 56% năm 2006 lên 58,4% năm 2007 và tăng 60% năm 2008, về số lượng là 27,06 triệu VNĐ năm 2007 so với năm 2006, 94,21 triệu VNĐ năm 2008 so với năm 2007. Năm 2006 là năm Luật Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực, một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp mới ra đời, đồng thời các doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để mở rộng kinh doanh. Do đó, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp này đang tăng mạnh đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang. Mặt khác, chủ trương chuyển đổi cơ cấu tín dụng sang các DNNQD của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang được thực hiện tốt, dựa trên điều kiện môi trường kinh doanh của các NHTM đang được cải thiện đang tỏ ra rất hiệu quả. Theo số liệu chính thức, tỷ trọng tín dụng cho các DNNQD hiện nay
trong tổng tín dụng Ngân hàng chiếm gần 60%, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của loại hình doanh nghiệp này.
Trong những năm gần đây, UBND tỉnh Tuyên quang đã có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của các DNNQD. Trên quan điểm đó Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang có sự tăng lên về tỷ trọng cho vay với DNNQD. Trong số 15.000 khách hàng của Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang thì có khoảng 50% chủ yếu tập trung cho vay các Công ty TNHH, Cty Cổ phần và DNTN. Trong số khách hàng được vay vốn tại Ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang có một số ít còn nợ quá hạn. Nói chung nhu cầu vay vốn hiện nay rất lớn nhưng ở Tuyên Quang các doanh nghiệp vay vốn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tài sản thế chấp thì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà nên đã hạn chế việc cho vay của NH với đối tượng này.
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 295.600 100 288.300 100 355.000 100
- Ngắn hạn 194.900 195.400 215.500
- Trung dài hạn 66.500 62.100 114.600
Cho vay theo kế hoạch của Nhà nước
34.200 30.800 24.900
- Ngắn hạn 109253,8 114.490 126.930
- Trung dài hạn 56.282,2 53.877,2 83.070
(Nguồn: Phòng KHNV Chi nhánh NH ĐT& PT TQ năm 2008)
Trong hoạt động kinh doanh của NH, dư nợ là một chỉ tiêu hàng đầu mà bất cứ một NH nào muốn tồn tại và phát triển đều quan tâm. Dư nợ phản ánh số tiền mà khách hàng còn nợ tại một thời điểm. Hiện nay, các Ngân hàng Việt Nam đều lấy chỉ tiêu dư nợ phản ánh quy mô tín dụng. Tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang doanh số cho vay trong năm 2008 đạt gần 959,75 tỷ trong đó doanh số cho vay DNNQD đạt 575,85 tỷ, đặc biệt chú trọng công tác Marketing phục vụ tốt khách hàng sẵn có, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, chú trọng các DNNQD. Đến ngày 31/12/2008 dư nợ tín dụng ngắn, trung hạn cho vay DNNQD là hơn 210 tỷ đồng. Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở các chỉ tiêu phân loại đánh giá khách hàng, xây dựng và thực hiện cho vay theo các hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng thường xuyên, đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng tốt,giảm thiểu hồ sơ vay vốn, thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn tín dụng.
Bảng trên cho ta thấy tuy là một tỉnh kinh tế còn chậm phát triển, còn nhiều khó khăn nhưng dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang có sự tăng trưởng tuy năm 2007 có giảm sút nhưng mức giảm là không đáng kể. Dư nợ cho vay các DNNQD tăng trưởng liên tục và chiếm tỷ trọng cao.
Nhu cầu vay vốn của DNNQD tại tỉnh Tuyên Quang thường là vay vốn ngắn hạn, nguồn vốn cho vay này chiếm tỷ trọng hơn 60% trong tổng nguồn vốn cho vay đối với các doanh nghiệp nói chung.
Biểu 2.2: Cơ cấu cho vay đối với các DNNQD
* Công tác thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn:
Cùng với việc cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng được Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang đặt ra một cách nghiêm túc và đã đạt được một số kết quả khả quan, tỷ lệ thu hồi nợ là tương đối cao.
0 50000 100000 150000 200000 250000 1 2 3 4 5 6 Trung dài h?n
Bảng 2.5: Tình hình thu nợ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ 761,2 100 832,1 100 893.2 100
DNNQD 372.9 49 449,3 54 526,1 58,9
(Nguồn: Phòng KH Nguồn vốn Chi nhánh NH ĐT&PT TQ năm 2008)
Thu nợ ngoài quốc doanh chiếm 49% năm 2006, chiếm 54% năm 2007 và chiếm 58,9% năm 2008. Trong những năm qua, hầu hết các DNNQD đều vay trả sòng phẳng, chỉ có một số ít phải gia hạn nợ nhưng chủ yếu là nợ thời điểm. Sự tăng lên của tỷ trọng cho vay, tình hình thu nợ đạt kết quả cao bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, năm 2007 là năm mà kinh tế Việt Nam có được mức tăng trưởng cao, nhu cầu mua sắm, sản xuất hàng hoá và tiêu dùng tăng mạnh mẽ, đặc biệt tỉnh Tuyên Quang được sự quan tâm của nhà nước đã được đầu tư rất lớn về hạ tầng cơ sở dẫn đến việc các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh nhận thầu được nhiều công trình, giá trị sản lượng tăng cao, quay vòng vốn nhanh, tăng khả năng thanh toán và giữ vững uy tín với NH. Từ đó Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang cũng chú trọng nhiều hơn đến khu vực kinh tế này và ngày càng cho vay nhiều hơn. Năm 2008 tuy có biến động lớn là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chịu ảnh hưởng không đáng kể.
Thứ hai, đứng trước môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ với các NHTM trên cùng địa bàn, cùng với việc được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao nên Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang đã có những bước đột phá và mạnh dạn hơn khi cho vay đối với DNNQD.
Thêm vào đó là chất lượng thẩm định dự án vay vốn đạt hiệu quả cao, chính sách kinh tế mở cửa nhưng chưa phải là tự do hoá nên các DNNQD được hoạt động trong môi trường ít biến động hơn. Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang và các DNNQD đã kết hợp chặt chẽ trong quá trình cho vay và thu hồi vốn, giao trách nhiệm cho từng cán bộ tín dụng phải theo sát tình hình doanh nghiệp và đôn đốc các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì DNNQD vẫn chưa phát huy hết khả năng của mình. Điều đó cho thấy những vướng mắc cần giải quyết trong chính sách cũng như thủ tục, điều kiện cho vay. Mặt khác, DNNQD cũng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều dự án thiếu tính khả thi, khả năng quản lý yếu kém, thị trường đầu ra bấp bênh nên Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang cũng còn hạn chế cho vay.
Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh NH ĐT&PT Tuyên Quang
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Dư nợ 295.600 288.300 355.000
- Cho vay DN ngoài quốc doanh 165.536 168.367 213.000
2. Nợ quá hạn 1.260 1.430 3.200
- DN ngoài quốc doanh 378 400 1.056
3. NQH/Dư nợ của DN ngoài quốc doanh 0,23% 0,24% 0,5%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT TQ năm 2008)
Bảng trên đã cho ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của các DNNQD có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp này cũng chỉ chiếm 0,5% năm
2008. Có thể thấy rằng các DNNQDvay trả rất sòng phẳng, hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Một phần do quan điểm của các NH cho rằng những doanh nghiệp nào có nợ quá hạn thì uy tín sẽ bị giảm sút, thời gian tiếp theo sẽ khó có thể vay thêm vốn mới. Vì thế, thời gian qua, các doanh nghiệp đến với Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang để vay vốn tương đối nhiều, đó là những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, tạo được niềm tin đối với Chi nhánh ngân hàng. Cùng với chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao, thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ và sự cộng tác về phía các doanh nghiệp, tỷ lệ cho vay đối với DNNQD ngày càng tăng trưởng. Đây là dấu hiệu đáng mừng thể hiện những cố gắng vượt bậc trong công tác tín dụng đối với doanh nghiệp. Như vậy, với đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang đã gặp phải vấn đề nợ quá hạn. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực tình hình nợ quá hạn đã được cải thiện.