Thực hiện nghiêm túc các chính sách và quy định đối với thành viên kênh, tạo sự tin tưởng cho các thành viên kênh. Thường xuyên quan tâm tới các thành viên kênh. Thực hiện khen thưởng đối với riêng các siêu thị hoạt động tích cực. Đồng thời có các mức phạt với các siêu thị vi phạm hợp đồng.
Tìm hiểu nhu cầu, khó khăn và mong muốn của các siêu thị để có thể đưa ra các hoạt động hỗ trợ một cách hợp lý đồng thời hoàn thiện chính sách phân phối đối với hệ thống siêu thị.
3.2.3. Đánh giá các thành viên kênh
Trước hết là phải xây dựng các tiêu chí đánh giá, ngoài các chỉ tiêu quan trọng như doanh số thì cần xây dựng 1 hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá thành viên kênh như: khả năng bán hàng, thái độ hợp tác, khối lượng hàng tồn, lượng bán tăng theo thời gian, khả năng thực hiện các chương trình khuyến mãi. Một siêu thị có doanh số bán cao nhưng lại không có thái độ hợp tác trong việc thực hiện các chương trình xúc tiến của công ty thì cũng không được đánh giá cao do điều này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, thương hiệu của công ty.
Xác định trọng số cho các tiêu chí cũng là yếu tố hết sức quan trọng. Tùy từng thời điểm khác nhau, tùy từng khu vực khác nhau, trọng số này có thể thay đổi. Ví dụ như trong giai đoạn, công ty tung ra sản phẩm mới cần có sự hỗ trợ của các siêu thị thì các tiêu chí như thái độ hợp tác, khả năng thực hiện các chương trình xúc tiến được đánh giá cao hơn so với tiêu chí doanh số và sản lượng bán. Mẫu “phiếu đánh giá siêu thị” đề xuất xem tại phụ lục 6.
Việc đánh giá cần được tiến hành định kỳ thường xuyên kết hợp với đánh giá ngẫu nhiên bất ngờ. Hình thức đánh giá có thể thông qua quan sát hoặc điều tra phỏng vấn.