Sản phẩm kem Thủy Tạ hiện nay đã có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Sản phẩm kem có mặt tại hai điểm giới thiệu sản phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, 250 điểm bán kem ly ( kem múc ) trên toàn miền Bắc và 60 điểm của các tỉnh Bắc và Bắc Trung Bộ.
2.1.3. Chính sách xây dựng thương hiệu kem Thủy Tạ
Ngay từ khi kem công nghiệp Thủy Tạ mới được đưa ra thị trường, công ty đã rất quan tâm đầu tư để xây dựng thương hiệu. Công ty đã chăm chút tạo dựng một hình ảnh đồng bộ của thương hiệu kem Thủy Tạ từ sologan, biểu trưng, bài hát, màu sắc, đặc trưng được thể hiện thống nhất xuyên suốt từ khâu thiết kế bao bì, máy móc, vật dụng quảng cáo, ấn phẩm quảng cáo…
•Màu sắc đặc trưng của Thủy Tạ Kem: màu xanh dương.
•Slogan của Thủy Tạ Kem: “Ngọt ngào hương vị Việt Nam”.
•Âm nhạc đặc trưng: bài hát “Kem Thủy Tạ”.
•Biểu trưng của Thủy Tạ kem: chú bé Kem, mang hình ảnh ngộ
nghĩnh, dễ thương gần với đối tượng khách hàng chính của Thủy Tạ Kem là lứa tuổi thanh thiếu niên.
Các sản phẩm kem đặc trưng của Thủy Tạ có tên gọi riêng tạo sự nhận biết cho người tiêu dùng, như ốc quế Contiti, kêm cây Titano, kem hộp Tekno…
Để sản phẩm kem có sức cạnh tranh cao, tiếp cận nhanh chóng hiệu quả với người tiêu dùng, Thủy Tạ đã áp dụng các chính sách sau:
- Xây dựng một hệ thống phân phối đồng nhất có hiệu quả, phù đều khắp và sâu rộng tại từng thị trường, từng địa bàn.
- Thực hiện chính sách áp dụng thống nhất một giá bán lẻ trên toàn quốc - Phân khúc thị trường rõ ràng, sản phẩm và chất lượng, giá cả phù hợp với từng phân phúc.
- Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nhiều dòng sản phẩm khác nhau, thường xuyên đưa thị trường các sản phẩm mới. Mỗi sản phẩm kem mới đều được đầu tư và nghiên cứu nghiêm túc dựa trên nhu cầu người tiêu dùng: lấy kết quả từ nghiên cứu thử nghiệm, thu thập phản hồi nhận xét từ khách hàng mục tiêu để có các sản phẩm hoàn hảo.
2.1.4. Tình hình kinh doanh các dòng sản phẩm kem của công ty
Nhờ đầu tư đúng mức cho phát triển thương hiệu, phát triển thị trường mà doanh thu sản phẩm thực phẩm công nghiệp Thủy Tạ luôn giữ ở mức tăng trưởng ổn định năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2003 sản xuất thực phẩm công nghiệp chỉ đạt 14 tỷ 500 triệu đồng chiểm 40,97% tổng doanh thu thì năm 2006 doanh thu sản xuất thực phẩm công nghiệp đã tăng gần gấp đôi 28 tỷ 400 triệu đồng và chiếm 54,62% tổng doanh thu, năm 2007 con số này lên tới 33 tỷ 700 triệu đồng và chiếm 55,25% tổng doanh thu.
Bảng 2.1: Cơ cấu doanh thu của công ty Thủy Tạ qua các năm
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007
1 Vốn đầu tư Triệu đồng 13266 15640 19785 36753 43456 2 Doanh thu Triệu đồng 28800 36800 41027 52000 61000
Tốc độ tăng trưởng % 12 27 11 27 17 Kinh doanh dịch vụ nhà hàng Triệu đồng 11800 15000 16400 20700 23700 Tỷ trọng/doanh thu % 40,97 40,76 39,97 39,81 38,85 Sản xuất thực phẩm công nghiệp Triệu đồng 14500 19000 21800 28400 33700 Tỷ trọng/ doanh thu % 50,35 51,63 53,14 54,62 55,25 Kinh doanh thương
mại Triệu đồng 2500 2800 5737 2900 3600
Tỷ trọng/ doanh thu % 8,68 7,61 6,89 5,57 5,90
Nguồn: Phòng thị trường công ty cổ phần Thủy Tạ
Doanh thu sản xuất thực phẩm công nghiệp tăng, trong đó doanh thu sản phẩm kem cũng tăng năm sau cao hơn năm trước. Điều này thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu kinh doanh kem ăn của công ty Thủy Tạ qua các năm
Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng doanh thu sản xuất kem
Triệu đồng 12335 17679 19850 26793 32720
Tốc độ tăng trưởng % 11,5 43,3 12,3 35,0 22,1
Kem ăn ngay Triệu đồng 9865 13380 13957 17862 20912
Tốc độ tăng trưởng % --- 35,6 4,3 28,0 17,1
Kem mang về Triệu đồng 1933 3313 4555 6870 8950
Tốc độ tăng trưởng % --- 71,4 37,5 50,1 30,3
Kem múc Triệu đồng 537 986 1338 2061 2858
Tốc độ tăng trưởng % ---- 83,6 35,7 54,0 38,7
Doanh thu sản sản xuất kem ăn năm 2003 đạt 12 tỷ 335 triệu đồng nhưng đến năm 2007, doanh thu sản xuất kem ăn tăng gần 3 lần đạt 32 tỷ 720 triệu đồng. Điều này là nhờ từ năm 2003 tới năm 2007, công ty đã đưa ra nhiều loại kem mới đồng thời mở rộng hệ thống phân phối.
Doanh thu tất cả các dòng kem đều tăng qua các năm. Doanh thu dòng kem ăn ngay năm 2003 đạt 9 tỷ 865 triệu đồng nhưng đến năm 2007 đã lên tới 20 tỷ 912 triệu đồng. Kem mang về năm 2003 chỉ đạt doanh thu 1 tỷ 933 triệu đồng nhưng tới năm 2007 lên tới 8 tỷ 950 triệu đồng. Doanh thu kem múc năm 2003 là 537 triệu đồng nhưng tới năm 2007 đã đạt 2858 triệu đồng, điều này là do sự phát triển của hệ thống nhà hàng Thủy Tạ nói riêng và các nhà hàng khách sạn ở Hà Nội nói chung.
Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu dòng sản phẩm kem ăn ngay nói chung trong tổng doanh thu sản xuất kem ăn đang giảm dần qua các năm. Năm 2003, doanh thu kem ăn ngay chiếm tỷ trọng 80% tổng doanh thu kinh doanh kem ăn, nhưng đến năm 2006, chỉ còn 66,7% và năm 2007 là 63,9%.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng doanh thu kinh doanh các dòng kem trên tổng doanh thu kinh doanh kem ăn của công ty Thủy Tạ
Cùng với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận sản xuất các dòng kem Thủy Tạ đều tăng dần qua các năm.
Bảng 2.3: Cơ cấu lợi nhuận kinh doanh kem ăn của công ty Thủy Tạ qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng lợi nhuận kinh doanh kem ăn
457 630 1087 1192 2865
Lợi nhuận kinh doanh kem ăn ngay
355 416 710 745 1840
Lợi nhuận kinh doanh kem mang về
64 118 197 256 653
Lợi nhuận kinh doanh kem múc
38 96 180 191 372
Nguồn: Phòng thị trường công ty cổ phần Thủy Tạ
Lợi nhuận kinh doanh kem ăn ngay năm 2003 đạt 355 triệu nhưng đến năm 2007 con số này là 1 tỷ 840 triệu. Lợi nhuận kinh doanh kem mang về năm 2003 đạt 64 triệu đến năm 2007 thì lên tới 653 triệu. Kem múc là sản phẩm có lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm cao nhất trong 3 dòng kem, do loại kem này được bán trong các nhà hàng khách sạn với giá thành cao, lợi nhuận sản xuất kem múc năm 2003 chỉ đạt 38 triệu nhưng đến năm 2007 đã lên tới 372 triệu.
Như đã trình bày ở phần trên của báo cáo thì dòng sản phẩm kem ăn ngay gồm kem que, kem ốc quế. Tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận kem ốc quế chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với kem que.
Nguồn: Phòng thị trường công ty cổ phần Thủy Tạ
Cũng như doanh thu, lợi nhuận kem kem ăn ngay tăng dần qua các năm nhưng tỷ trọng kem que nói riêng và kem ăn ngay nói chung lại trên tổng lợi nhuận lại giảm dần qua các năm. Năm 2003, lợi nhuận kem ăn ngay chiếm 77,7% thì đến năm 2007, lợi nhuận kem ăn ngay chỉ chiếm 64,2% tổng lợi nhuận sản xuất và kinh doanh kem.
Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất là đời sống kinh tế xã hội phát triển, sự phát triển nhanh chóng của các nhà hàng khách sạn, dẫn tới tiêu dùng nhiều sản phẩm kem múc cao cấp. Thứ hai là hệ thống siêu thị trong những năm gần đây rất phát triển, việc kinh doanh kem hộp qua các siêu thị giúp đẩy mạnh doanh thu của sản phẩm kem mang về. Ngoài ra doanh thu kem hộp tăng cũng một phần là vì đời sống của người dân tăng, mỗi hộ gia đình đều có những thiết bị như tủ lạnh có thể dự trữ kem. Thứ ba là ngay từ
những năm 2003 hệ thống phân phối của sản phẩm kem que đã khá phát triển, đến năm 2006, 2007 thì kem que, kem ốc quế Thủy Tạ có mạng lưới phân phối qua các cửa hàng, quán giải khát, đại lý… gần như bao phủ các quận nội ngoại thành Hà Nội.
Việc tiếp tục mở rộng hệ thống đại lý, cửa hàng là hết sức cần thiết tuy nhiên việc có quá nhiều đại lý gần nhau cũng gây ra cạnh tranh, ảnh hưởng không tốt tới doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Do đó việc đánh giá khả năng đưa sản phẩm kem que vào siêu thị không chỉ có ý nghĩa trong mở rộng mạng lưới phân phối cho sản phẩm này mà còn là sự thay đổi thói quen trong tiêu dùng từ việc coi sản phẩm kem que là sản phẩm ăn ngay trở thành sản phẩm mang về.
2.2.Thực trạng kênh phân phối sản phẩm kem que Thủy Tạ
2.2.1. Thực trạng thiết kế, điều hành hoạt động và quản lý hệ thống phân phối sản phẩm kem que của công ty