Phân tích ROA và các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Ngoại Thương và Phát Triển Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh (Công Ty Cổ Phần FIDECO) (Trang 72 - 75)

III Các khoản phải thu ngắn

4. Các tỷ số doanh lợ

3.3.1 Phân tích ROA và các nhân tố ảnh hưởng

Như đã phân tích ở trên ta thấy rằng doanh lợi tài sản ROA của công ty trong năm 2009 tăng đột biến so với năm 2008.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Lợi nhuận sau thuế (1) 7,167,492,132 49,487,795,047 42,320,302,915

Tổng tài sản (2) 770,126,268,711

674,049,539,83

3 (96,076,728,878)Doanh lợi tài sản - ROA (1/2*100%) 0.93 % 7.34 % 6.41 % Doanh lợi tài sản - ROA (1/2*100%) 0.93 % 7.34 % 6.41 %

Dựa vào công thức tính ROA :

Ta thấy rằng ROA tỷ lệ thuận với lợi nhuận sau thuế và tỷ lệ nghịch với tổng tài sản. Nhìn vào bảng tính trên, dễ dàng thấy được chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trong năm 2009 tăng đột biến so với năm 2008 – tăng 42.320.302.915 đồng, bên cạnh đó chỉ tiêu tổng tài sản của công ty trong năm 2009 có giảm so với năm 2008 nhưng không đáng kể – giảm 96.076.728.878 đồng. Do đó có thể thấy rằng chỉ số ROA của công ty tăng đột biến trong năm 2009 phần lớn là do lợi nhuận sau thuế tăng cao.

Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 của công ty ta thấy rằng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tăng là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác đều tăng khá cao so với năm 2008, chính điều này làm cho tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng đột biến trong năm 2009 – tăng 51.300.332.662 đồng. Trong năm 2009 tuy các khoản chi phí của công ty có tăng so với năm 2008 như : giá vốn hàng

bán tăng 70,42% ; chi phí lãi vay tăng 8,27% ; chi phí bán hàng tăng 1,25% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 76,77% nhưng doanh thu thuần từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng khá cao – tăng 67,38% nên có thể bù đắp được phần chi phí mà công ty đã bỏ ra. Qua đó thấy rằng công ty đã kiểm soát được tốc độ tăng doanh thu và các khoản chi phí, sao cho lợi nhuận thu về có thể chi trả dủ cho các chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh trong kỳ. Mặt khác chỉ tiêu lợi nhuận khác của công ty trong năm 2009 tăng đột biến so với năm 2008, từ việc bị lỗ 744.129.740 năm 2008 đã tăng lên đạt mức 22.290.550.778 đồng năm 2009.

Bên cạnh đó chỉ tiêu tổng tài sản của công ty giảm phần lớn là do các khoản phải thu ngắn hạn ; hàng tồn kho giảm.

Ở đây nếu ta sử dụng phương pháp Dupont thì ta có :

ROA = ROS * Vòng quay tài sản

Từ công thức trên, chỉ số ROA sẽ tỷ lệ thuận với ROS và vòng quay tài sản. Như đã tính toán ở trên ta thấy rằng cả hai chỉ tiêu này đều tăng so với năm 2008. Chỉ số ROS tỷ lệ thuận với lợi nhuận sau thuế và vòng quay tài sản thì tỷ lệ thuận với doanh thu thuần. Đối chiếu với báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 của công ty thì cả hai chỉ tiêu này đều tăng, do đó chỉ số ROA tăng.

Tóm lại chỉ tiêu ROA sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty. Muốn có chỉ số ROA cao công ty cần phải có những biện pháp để kiểm soát được các khoản chi phí ở mức độ hợp lý, điều này có ý nghĩa quan trọng vì xét cho cùng mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận – làm sao để thu được lợi nhuận cao khi mà chi phí bỏ ra ở mức thấp nhất, đồng thời điều này sẽ tạo nền tảng cho vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

3.3.2 Phân tích ROE và các nhân tố ảnh hưởng.

Cũng như chỉ tiêu ROA thì trong năm 2009 chỉ số doanh lợi vốn tự có ROE của công ty cũng tăng đột biến.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Lợi nhuận sau thuế (1) 7,167,492,132 49,487,795,047 42,320,302,915 Vốn tự có (2) 228,050,682,049 260,321,699,554 32,271,017,505

Doanh lợi vốn tự có - ROE (1/2*100%) 3.14 19.01 15.87

Ta thấy rằng, cũng như chỉ số ROA thì ROE sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ công ty.

Nếu xét theo phương pháp Dupont thì ta có :

Theo phương pháp này thì ROE

sẽ tỷ lệ thuận với ROA và tỷ số nợ (chỉ xét tỷ số nợ trên tổng tài sản D/A). Tuy tỷ số nợ D/A của công ty trong năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng so với sự tăng đột biến của chỉ số ROA thì sự giảm này không làm ảnh hưởng nhiều đến chỉ số ROE. Theo phương pháp Dupont, tính chỉ số ROE có sử dụng tỷ số nợ sẽ phản ánh cơ cấu tài chính của công ty trong năm 2009. Tỷ số nợ năm 2009 giảm so với năm 2008 cho thấy công ty có thể tự chủ được phần nào vấn đề tài chính của mình, tỷ số nợ năm 2009 là 61% vẫn nằm trong mức hợp lý từ 50% - 70%. Tỷ số nợ tỷ lệ thuận với chỉ số ROE, nghĩa là khi công ty đi vay nợ càng nhiều thì càng kỳ vọng vào việc gia tăng chỉ số doanh lợi vốn tự có ROE nhưng điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ chịu áp lực lớn từ việc trả nợ vay và các tỷ số thanh toán thấp. Mặt khác nếu sử dụng nguồn nợ vay này không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó làm ảnh hưởng đến cả chỉ số ROA và ROE, đồng thời dẫn đến nguy cơ là công ty có thể nằm bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, nếu trong cơ cấu tài chính của công ty không có nợ vay thì sẽ không mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh vì công ty không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính.

Tóm lại, để có chỉ số ROE cao trước hết công ty cần có các biện pháp làm tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản. Bên cạnh đó duy trì tỷ số nợ ở một mức độ hợp lý, phù hợp với năng lực hoạt động cũng như qui mô của công ty.

3.4 Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn

Doanh lợi vốn tự co = Lợi nhuận sau thuế Vốn tự co

ROE = ROA

Tiền là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, và là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản. Ta thường nghe nói, “doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận nhưng vẫn thiếu hụt tiền” hay “doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nhưng vẫn thừa tiền”. Điều này có thể giải thích là do các khoản mục ghi nhận trên báo cáo thu nhập không phải là dòng tiền mà chỉ là doanh thu bán chịu cho khách hàng, hàng mua chưa thanh toán cho nhà cung ứng … nên đôi khi trên báo cáo thu nhập phản ánh là doanh nghiệp hoạt động tốt nhưng chưa hẳn toàn bộ lãi ở dạng tiền mặt. Đó là lý do để chúng ta cần phải nghiên cứu, đánh giá nguồn tạo tiền (hay nguồn vốn) và sử dụng tiền (hay sử dụng vốn) của doanh nghiệp như thế nào.

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Ngoại Thương và Phát Triển Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh (Công Ty Cổ Phần FIDECO) (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w