TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Ngoại Thương và Phát Triển Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh (Công Ty Cổ Phần FIDECO) (Trang 44 - 48)

III Các khoản phải thu ngắn

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

770,126,268,71

1 674,049,539,833 100.00 100.00

Phân tích cơ cấu nguồn vốn phản ánh việc công ty sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn tài trợ cho tổng sổ tài sản. Theo bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn thì trong năm 2008 Nợ phải trả của công ty là 542.075.586.662 đồng chiếm 70,39% trên tổng nguồn vốn và Nguồn vốn chủ sở hữu là 228.050.682.049 đồng chiếm 29,61%. Năm 2009 có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, cụ thể : Nợ phải trả có giá trị 413.727.840.279 đồng chiếm 61,38% trên tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu có giá trị 260.321.699.554 đồng chiếm 38,62% trên tổng nguồn vốn – tăng 9,01% so với năm 2008.

Trong Nợ phải trả thì khoản mục Nợ ngắn hạn chiếm 37,55% trên tổng nguồn vốn, giảm 9,65% so với năm 2008. Nợ dài hạn chiếm 23,83%, tuy có giảm về mặt giá trị nhưng tỷ trọng trên tổng nguồn vốn vẫn cao hơn so với năm 2008 – tăng 0,64%. Dựa vào Bảng 3.4 ta thấy rằng tuy cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đếu giảm về mặt giá trị nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn vẫn cao hơn năm 2008, điều này có thể hiểu là do trong năm 2009 tổng nguồn vốn của công ty giảm 96.076.728.878 đồng tương đương với 12,48%.

Đối với nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn quĩ chiếm đến 39,27% trên tổng nguồn vốn - tăng 9,7% so với năm 2008. Sự gia tăng tỷ trọng này là do có sự đầu tư thêm vốn của chủ sở hữu. Năm 2008 vốn chủ sở hữu có giá trị là 124.327.690.000 đồng chiếm tỷ trọng 16,14%, năm 2009 đạt giá trị 142.976.990.000 đồng chiếm tỷ trọng 21,21% - tăng 5,07%. Mặt khác, có sự gia tăng đáng kể ở khoản mục Lợi nhuận chưa chưa phân phối. Trong năm 2008 khoản này chỉ có 6.622.736.830 đồng chiếm 0,86% trên tổng nguồn vốn nhưng trong năm 2009 đạt giá trị 43.267.652.495 đồng chiếm 6,42% trên tổng nguồn vốn – tăng 5,56% so với năm 2008.

Nhìn chung trong năm 2008 thì cứ 100 đồng tài sản được tài trợ từ nợ phải trả là 70,39 đồng trong đó nợ ngắn hạn là 47,2 đồng và nợ dài hạn là 23,19 đồng và từ nguồn vốn chủ sở hữu là 29,61%. Năm 2009, cứ 100 đồng tài sản được tài trợ từ nợ phải trả là 61,38 đồng trong đó nợ ngắn hạn là 37,55 đồng, nợ dài hạn là 28, 83 đồng và từ nguồn vốn chủ sở hữu là 38,62 đồng. Tóm lại qua phân tích ta thấy rằng tuy Nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhưng so với năm 2008 có xu hướng giảm, đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu tuy chiếm tỷ trọng thấp

nhưng có dấu hiệu tăng trong năm 2009. Tuy không có sự tăng giảm đột biến giữa các khoản mục trong nguồn vốn nhưng sự dịch chuyển từ từ này được đánh giá là khả quan, cho thấy tính tự chủ của công ty có bước chuyển biến tích cực.

c. Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Ta biết rằng :

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Hay :

Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Nếu giả định rằng tổng tài sản tăng lên, điều này cũng có nghĩa là bên nguồn vốn cũng tăng một khoản tương đương. Đó có thể là một khoản nợ đã tăng hoặc một khoản tăng trong vốn chủ sở hữu. Theo quan điểm luân chuyển vốn, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đủ đảm bảo để trang trải các loại tài sản cho hoạt động chủ yếu của công ty mà không cần phải đi vay và chiếm dụng. Tuy nhiên, cân đối này chỉ mang tính lý thuyết. Để có thể hiểu rõ hơn tình hình thực tế của công ty, ta xét các mối quan hệ cân đối sau :

 Quan hệ cân đối 1 : nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản thiết yếu.

Ở đây tài sản thiết yếu gồm các khoản mục sau : vốn bằng tiền, hàng tồn kho và tài sản cố định.

Đơn vị tính : Việt Nam Đồng

Chỉ tiêu Nguồn vốn chủ sở hữu Tài sản thiết yếu Chênh lệch

Năm 2008 228,050,682,049 482,901,607,820 (254,850,925,771)

Năm 2009 260,321,699,554 192,703,890,222 67,617,809,332

Bảng 3.5 : Bảng phân tích quan hệ cân đối 1

Dựa vào bảng trên ta thấy trong năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty không đủ để trang trải cho những tài sản thiết yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty, lượng vốn bị thiếu hụt trong năm này là 254.850.925.771 đồng. Sang năm 2009 lượng vốn bị thiếu này không những được cải thiện mà còn thừa đến 97.617.809.332 đồng. Qua đó cho thấy rằng, qui mô nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2009 tăng nhờ sự đầu tư thêm của chủ sở hữu, nguồn thặng dư từ vốn cổ phần và lợi nhuận chưa chưa phân phối. Bên

cạnh đó qui mô của tài sản thiết yếu giảm mạnh do các khoản hàng tồn kho và tài sản cố định đều giảm.

 Quan hệ cân đối 2 : nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định và tài sản đang có.

Nguồn vốn thường xuyên tương đối ổn định bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn.

Tài sản đang có gồm vốn bằng tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn.

Đơn vị tính : Việt Nam Đồng

Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu và nợdài hạn Tài sản đang có Chênh lệch

Năm 2008 406,360,047,580 504,254,803,505 (97,894,755,925) Năm 2009 420,693,738,352 213,896,771,008 206,796,967,344

Bảng 3.6 : Bảng phân tích quan hệ cân đối 2

Kết quả này thể hiện trong năm 2008 nguồn vốn vay và tự có của công ty không đủ phục vụ cho hoạt động của công ty, lượng vốn bị thiếu hụt là 97.894.755.925 đồng. Trong năm 2009 tình hìn thiếu vốn này được cải thiện , đồng thời còn dư đến 206.796.967.344 đồng. Nguyên nhân là do công ty đã gia tăng nguồn vốn vay và tự có trong đó chủ yếu là gia tăng vốn tự có còn vốn vay dài hạn giảm về qui mô, bên cạnh đó qui mô tài sản của công ty giảm mà chủ yếu là hàng tồn kho và tài sản cố định. Nếu đối chiếu với sự biến động và kết cấu của tài sản thì có sự giảm đột biến ở chi phí xây dựng cơ bản dở dang - chính điều này đã làm cho qui mô của tài sản cố định giảm đáng kể.

 Quan hệ cân đối 3 : phân tích tính cân đối giữa tài sản lưu động với nợ ngằn hạn và giữa tài sản dài hạn với nợ dài hạn.

Đơn vị tính : Việt Nam Đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

1 Tài sản ngắn hạn 426,089,377,776 260,633,347,812

2 Nợ ngắn hạn 363,515,333,476 253,104,913,826

3 Chênh lệch (1-2) 62,574,044,300 7,528,433,986

4 Tài sản dài hạn 344,036,890,935 413,416,192,021

5 Nợ dài hạn 178,560,253,186 160,622,926,453

Bảng 3.7: Bảng phân tích quan hệ cân đối 3

Ở bảng phân tích này, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn và tài sản dài hạn cũng lớn hơn nợ dài hạn. Nhưng chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn nhỏ hơn chênh lệch giữa tài sản dài hạn với nợ dài hạn. Và trong năm 2009 qui mô của tài sản ngắn hạn ; nợ ngắn hạn và nợ dài hạn có dấu hiệu giảm trong khi đó qui mô của tài sản dài hạn lại tăng cho thấytrong năm này công ty có khuynh hướng đầu tư tập trung vào chiều sâu và các hoạt động kinh doanh lâu dài. Cũng trong bảng phân tích này, trong năm 2009 nợ ngắn hạn gần như là đáp ứng đủ cho qui mô của tài sản ngắn hạn, trong khi đó nợ dài hạn chỉ có thể đáp ứng được hơn 1/3 nhu cầu cảu tài sản dài hạn. Phần thiếu hụt còn lại được nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ. Nếu đối chiếu với sự biến động và kết cấu của cả tài sản lẫn nguồn vốn có thể thấy rằng sự gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu để tài trợ cho tài sản dài hạn. Điều này cho thấy tính độc lập về tài chính của công ty ngày càng được cải thiện. Nội lực của công ty có bước tiến triển tích cực, điều này giúp công ty thực hiện được các chiến lược kinh doanh lâu dài mà không vay nợ từ bên ngoài quá nhiều tránh được áp lực trả nợ vay. Nhìn chung với mục tiêu là theo đuổi các chiến lược lâu dài trong những năm tới thì cơ cấu nguồn vố này tương đối cân xứng.

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Ngoại Thương và Phát Triển Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh (Công Ty Cổ Phần FIDECO) (Trang 44 - 48)