Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Ngoại Thương và Phát Triển Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh (Công Ty Cổ Phần FIDECO) (Trang 62 - 64)

III Các khoản phải thu ngắn

c.Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền cho biết ngay sự khủng hoảng về tài chính của công ty bởi vì tỷ số này rất nhạy cảm với bất kỳ một biến động nhỏ nào trong hoạt động kinh doanh của công ty. Chắc chắn rằng công ty nào cũng đều mong muốn có một tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền hợp lý nghĩa là có lượng tiền đầy đủ để trang trải cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao thì quyết định đầu tư là cần thiết phải được xem xét hơn là dự trữ tiền mặt. Tỷ số này quá cao chứng tỏ lượng tiền mặt dự trữ của công ty lớn và các quyết định đầu tư chưa mang lại hiệu quả.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Tiền và các khoản trương tiền (1) 6,455,965,968 9,571,054,573 3,115,088,605 Nợ ngắn hạn (2) 363,515,333,476 253,104,913,826 (110,410,419,650) Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền

(1/2) 0.02 lần 0.04 lần 0.02 lần

Nhận thấy rằng khả năng thanh toán nhanh bằng tiền cảu công ty trong năm 2009 cao hơn năm 2008 nhưng tăng không đáng kể (tăng 0,02 lần). Nguyên nhân là do lượng tiền của công ty tăng trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm so với năm 2008. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty trong năm 2009 được cải thiện. Tuy nhiên, nhìn chung thì tỷ số này trong hai năm vẫn còn thấp - chỉ có 0,02 đồng tiền mặt dự trữ bên ngoài dùng để thanh toán cho một đồng

nợ ngắn hạn trong năm 2008 và 0,04 đồng trong năm 2009. Nó cho thấy khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty còn hạn chế. Lượng tiền khó mặt dự trữ của công ty sẽ mà đáp ứng đủ cùng một lúc cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán.

Tóm lại qua phân tích nhận thấy rằng các tỷ số thanh toán của công ty chưa được tốt lắm, khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn còn hạn chế. Trong thời gian tới công ty cần quan tâm hiều hơn đến nhóm tỷ số này, cần có các chính sách biện pháp hợp lý hơn để cải thiện tình hình thanh toán của công ty đối với các khoản nợ đến hạn.

3.2.2 Các tỷ số về đòn cân nợ

Các tỷ số thuộc nhóm này phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ của doanh nghiệp.

a. Tỷ số nợ : gồm hai tỷ số sau

 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A)

Các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp thì món nợ càng được đảm bảo ở trường hợp doanh nghiệp phá sản. Ngược lại các chủ sở hữu doanh nghiệp thường muốn có một tỷ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh và việc tăng thêm vốn tử có sẽ làm giảm quyền điều khiển hay kiểm soát doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ số nợ càng cao thì mức độ an toàn trong kinh doanh càng kém vì chỉ cần một khoản nợ tới hạn không trả được sẽ dễ dàng làm cho cán cân thanh toán mất cân bàng, xuất hiện nguy cơ phá sản khá cao. Tỷ số này nói chung thường nằm trong khoảng từ 50% - 70%.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Tổng nợ phải trả (1) 542,075,586,662 413,727,840,279 (128,347,746,383) Tổng tài sản (2) 770,126,268,711 674,049,539,833 (96,076,728,878) Tỷ số nợ D/A (1/2) 0.70 lần70% 0.61 lần61% (0.09) lần(9%)

Kết quả trên cho thấy tỷ số nợ của công ty nằm ở mức tương đối tốt. Tỷ số này cho biết trong năm 2008 có 70% tài sản của công ty được tài trợ từ nguồn vốn vay. Đến năm 2009 giảm xuống 9% còn 61% tài sản từ nguồn vốn huy động từ bên ngoài, điều này cho thấy trong tổng tài sản thì phần tài sản thuộc sở hữu

thực chất của công ty tăng lên so với năm 2008. Tuy tỷ số nợ D/A năm 2009 có giảm so với năm 2008 nhưng đây không phải là dấu hiệu xấu vì nó cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty có bước tiến triển tích cực, sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay và gánh nặng trả nợ vay giảm. Đồng thời tỷ số nợ trên tổng tài sản trong năm 2009 thấp hơn năm 2008 cho thấy cơ hội còn được vay nợ của công ty cao hơn với năm 2008.

 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Tổng nợ phải trả (1) 542,075,586,662 413,727,840,279 (128,347,746,383) Vốn chủ sở hữu (2) 228,050,682,049 260,321,699,554 32,271,017,505 Tỷ số nợ D/E (1/2) 2.38 lần 1.59 lần (0.79) lần

Kết quả trên cho thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty ở mức tương đối và có dấu hiệu giảm trong năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2009 công ty đã hạn chế việc vay thêm nợ từ các tổ chức tài chính mà tăng nguồn vốn chủ sở hữu, cụ thể là vốn đầu tư của chủ sở hữu và gia tăng nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối. Đối chiếu với bảng biến động nguồn vốn (Bảng 3.2) ta thấy vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 18.649.300.000 đồng và lợi nhuận chưa phân phối tăng 36.644.915.665 đồng so với năm 2008. Mặt khác đối chiếu với bảng kết cấu nguồn vốn (Bảng 3.4) ta thấy rằng trong tổng nguồn vốn của công ty thì tổng nợ chiếm 61,38% và vốn chủ sở hữu chiếm 38,62%. Việc tỷ số nợ D/E năm 2009 giảm cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty là khá tốt. Tóm lại việc tỷ số nợ của công ty tăng hay giảm qua các năm không thể dễ dàng đánh giá là tốt hay xấu mà còn phải so sánh với tỷ số ngành. Đồng thời còn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn và yếu tố môi trường bên ngoài, tùy từng thời kỳ mà việc tăng hay giảm tỷ số nợ sẽ đem lại điều kiệc tốt nhất cho công ty.

Một phần của tài liệu Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Ngoại Thương và Phát Triển Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh (Công Ty Cổ Phần FIDECO) (Trang 62 - 64)