- Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.
2.1.2 Thất nghiệp, việc làm và tầm quan trọng của công tác XKLĐ
Như trên đã trình bày hơn 30% lực lượng lao động (khoảng 1 tỷ người) trên thế giới thiếu việc làm, trong đó 150 triệu người không có cơ hội kiếm sống bằng sức lao động của bản thân và theo ước tính của tổ chức lao động quốc tế (ILO), khoảng 60 triệu lao động trong độ tuổi từ 15 -24 không thể tìm được việc làm*. Điều đó cho thấy, việc làm là một trong những vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu, chứ không phải của riêng bất kỳ quốc gia nào.
Việt Nam với mức tăng trưởng trên 7% cho thời kỳ 1991 -1998, về cơ bản đã giải quyết được việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm khoảng 1,1 triệu người, nhưng chưa đủ để giải tỏa số lao động thất nghiệp đã tồn đọng từ những năm trước và số lao động dôi ra từ các doanh nghiệp Nhà nước do cơ cấu lại bộ máy sản xuất. Năm 1998, số lao động chưa giải quyết được việc làm chuyển sang năm 1999 là 1,75 triệu người. Xét theo địa bàn, tỷ lệ thất
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
28
nghiệp tại đô thị ở Việt Nam là tương đối cao và đang có xu hướng tăng lên:
Năm 1997 so với năm 1996 tăng thêm 0,13% và năm 1998 so với năm 1997 ---
Nguồn:Nghiên cứu Kinh tế số 260-01/2000
tăng thêm 0,84%, năm 1999 tăng thêm 0,55%. Ở một số thành phố lớn như Hà Nội, tỷ lệ thất nghiệp năm 1998 là 9,09%, TP Hồ Chí Minh là 6,76%; năm 1999, tỷ lệ thất nghiệp tương ứng được xác định là 10,31% và 7,04%. Đưa tổng số người thất nghiệp ở các khu vực đô thị tăng gần 615.000 người trong năm 1999 so với mức 511.000 người năm 1998, 427.000 người năm 1997 và 394.000 người năm 1996. Thêm vào đó, hiện tượng di dân tự phát từ nông thôn vào các thành phố lớn với quy mô và tốc độ ngày càng tăng, tại TP. HCM thường xuyên có 70.000 và Hà Nội khoảng 20.000 lao động từ các tỉnh đến tìm việc làm. Với đặc điểm của một nước đang ở trong giai đoạn đầu thực hiện CNH- HĐH, vùng nông thôn Việt Nam vẫn là nơi sử dụng phần lớn lao động xã hội (gần 70%). Tuy nhiên, do diện tích đất canh tác trên đầu người ngày càng bị thu hẹp, tình trạng thiếu việc làm tại các làng quê cũng rất nghiêm trọng. Số người thiếu việc làm tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 15-44 (chiếm 83,5% lực lượng lao động ở nông thôn)*.
Hiện Việt Nam có 8,1 triệu ha đất nông nghiệp, với trình độ kỹ thuật hiện nay, số đất canh tác đó cũng chỉ có khả năng đáp ứng tối đa cho khoảng 19 triệu lao động. Nếu không phát triển mạnh việc làm phi nông nghiệp, lao động dư thừa ở nông thôn ước tính sẽ vào khoảng 10 triệu người. Mặt khác, do
tác động của cuộc khủng hoảng khu vực, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam suy giảm nhanh, năm 1998 FDI thu hút được chỉ bằng 60% của năm 1997 và đến 30 -10 -1999 thu được chỉ bằng 57% mức cùng kỳ năm 1998. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu trong bối cảnh khả năng huy động vốn trong nước đểđầu tư tạo việc làm là hết sức hạn chế thì FDI là một
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
29
động lực quan trọng thúc đẩy đà tăng trưởng GDP cao và là nhân tố góp phần tạo và giải quyết công ăn việc làm ở Việt Nam trong những năm qua. Bên cạnh việc làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP (năm 1999, đạt 4,8%), cuộc khủng hoảng còn tác động trực tiếp đến khả năng tiêu dùng và xuất khẩu của ---
* Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260-01/2000
Việt Nam. Chỉ số giá cả trong 9 tháng đầu năm chỉ tăng 0,2% so với tháng 12 năm 1998 là dấu hiệu của tình trạng thiểu phát, làm đình đốn sản xuất, gây sức ép sa thải công nhân trong các doanh nghiệp. Theo con số của Tổng cục Thống kê về tình hình thất nghiệp thì năm 1999 tỷ lệ thất nghiệp chiếm đến 7,4% lực lượng lao động, đưa con số thất nghiệp lên 2 triệu người trong tổng số 38,5 triệu lao động trong cả nước *.
Bảng 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi (%)
Đơn vị : % 1996 1997 1998 1999 2000 2001 TOÀN QUỐC 5,88 6,01 6,85 7,40 6,44 6,28 1. Đồng bằng sông Hồng 7,57 7,56 8,25 9,34 7,34 7,07 - Hà Nội 7,71 8,56 9,09 10,31 7,95 7,39 - Hải Phòng 7,84 7,70 7,89 7,82 7,45 7,11 2. Vùng Đông Bắc 6,42 6,34 6,60 8,72 6,49 6,73 - Quảng Ninh 9,33 7,06 6,80 9,29 7,34 7,24 3. Vùng Tây Bắc 4,51 4,73 5,92 6,58 6,02 5,62 4. Vùng Bắc Trung Bộ 6,96 6,68 7,26 8,62 6,87 6,72
5. Duyên Hải Nam Trung Bộ 5,57 5,42 6,67 7,07 6,31 6,16
- Đà Nẵng 5,53 5,42 6,35 6,64 5,95 5,54
6. Vùng Tây Nguyên 4,24 4,99 5,88 5,95 5,16 5,05
7. Vùng Đông Nam Bộ 5,43 5,89 6,44 6,52 6,20 5,92
- TP Hồ Chí Minh 5,68 6,13 6,76 7,04 6,48 6,04 - Đồng Nai 6,61 4,03 5,52 5,87 5,20 5,14
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
30
8. Đồng bằng sông Cửu Long 4,73 4,72 6,35 6,53 6,15 6,08
Nguồn: Trung tâm thông tin - Thống kê lao động và xã hội 12/2001.
---
* Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260-01/2000
Số liệu trong bảng trên cho thấy tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước chưa được dự trù để trợ cấp cho người thất nghiệp, khả năng đầu tư tạo việc làm lại phụ thuộc chủ yếu vào các việc thu hút FDI. Vậy Việt Nam sẽ lựa chọn phương cách nào để giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề việc làm trong tương lai ?
Chương trình việc làm quốc gia được hình thành trên cơ sở xây dựng một hệ thống các chương trình việc làm trong một số lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động, mở rộng và phát triển các ngành nghề truyền thống, cải tiến, sửa đổi, để luật đầu tư nước ngoài được hấp dẫn hơn, cùng với việc giải quyết việc làm trong nước là chính công tác xuất khẩu lao động cũng được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tại hội nghị toàn quốc về công tác XKLĐ tháng 6/2000 Thủ tướng Phạm Văn Khải đã nhấn mạnh: "chúng ta xác định cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài". Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị số 41 - CT/T.Ư ngày 22 - 9 -1998 về XKLĐ và chuyên gia, trong đó nêu rõ: "XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế- xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước". Chủ trương này đã được cụ thể hoá trong Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20-9-1999 của Chính phủ quy định việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
31
XKLĐ và chuyên gia đối với chúng ta là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vì:
- Góp phần giải quyết việc làm, đồng thời qua đó phát triển nguồn nhân lực và tạo động lực lâu dài cho công cuộc phát triển đất nước. Lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài có điều kiện nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp, khi kết thúc hợp đồng trở về nước sẽ bổ sung đội ngũ lao động kỹ thuật mà nước ta đang thiếu và tích luỹ được số vốn có thể đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước.
- Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, gần đây hàng năm người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước hơn 1 tỷ đô la Mỹ. Đó là một nguồn thu lớn đối với nước ta. Hiện nay nền kinh tế nước ta mới có một số ít ngành sản xuất đạt trên 1 tỷ đô- la Mỹ mỗi năm. Số tiền do lao động và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài gửi về là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tếđất nước, cải thiện đáng kểđời sống của gia đình những người đi XKLĐ và góp phần tạo thêm việc làm cho nhiều người khác ở trong nước. Nếu ta XKLĐ và chuyên gia nhiều hơn nữa thì hiệu quả kinh tế sẽ rất lớn.
- Qua thời gian sống và làm việc với nhân dân nước nhận lao động, người lao động của ta cũng làm cho nhân dân bạn hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, góp phần làm công tác "ngoại giao nhân dân", tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước.
Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh XKLĐ Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành chính sách và trong công tác điều hành công việc này. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cùng nhiều bộ, ngành liên quan đã góp nhiều giải pháp giúp Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh công tác XKLĐ và chuyên gia. Chính nhờ những nỗ lực đó mà chúng ta đã thu được những kết quả quan trọng bước đầu, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo.
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
32
2..1.3. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về XKLĐ
XKLĐ được Đảng và Nhà nước coi là một hoạt động KT- XH góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta và các nước. Đây là một giải pháp giải quyết vấn đề việc làm có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài. Tiếp tục công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, chủ trương phát triển và mở rộng hợp tác lao động với các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động, nước ta đã và đang đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hội nhập với thị trường lao động thế giới. Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện công tác XKLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, đồng chí Bộ trưởng đã phát biểu: "khi thực hiện đường lối mở cửa, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, lao động Việt Nam có nhiều ưu thế nhất là trình độ văn hoá, tay nghề khéo léo và giá cả lao động tương đối rẻ so với các nước trong khu vực. Với ưu thế này, khả năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Bắc Phi, Trung Đông sẽ ngày càng tăng…Chương trình XKLĐ phải gắn chặt với việc làm trong nước bằng cách dành ít nhất 50% XKLĐ ngoại tệ thu được để bổ sung vào quỹ Quốc gia giải quyết việc làm trong nước và giải quyết việc làm cho lao động khi trở về nước".
Mở rộng địa bàn xuất khẩu lao động sang các nước có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế xã hội, phong tục tập quán và tôn giáo với mọi loại lao động từ lao động giản đơn tới lao động kỹ thuật, chuyên gia lành nghề trong các lĩnh vực mà ta có khả năng đáp ứng.
Đẩy mạnh XKLĐ theo hình thức "xen ghép" tức là hình thức đưa lao động ta sang làm việc chung với lao động các nước trong cùng dây chuyền sản xuất hoặc cùng công việc mà do chủ sử dụng lao động nước ngoài điều
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
33
hành và trả lương. Hình thức này hiện nay khá phổ biến, chiếm khoảng 70- 80% tổng số nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
Tăng cường quan hệ và ký kết hợp đồng cung ứng lao động đồng bộ với các chủ hãng thầu quốc tế. Từng bước tiếp cận, học tập kinh nghiệm các nước phát triển, các nước có kinh nghiệm và truyền thống trên lĩnh vực này, để ký và tổ chức đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu công trình.
Hơn hai mươi năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhiều văn bản, chính sách, nghịđịnh... đã được ban hành, tiêu biểu là: Bộ
luật lao động nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày 23 tháng 6 năm 1994 quy định một số điều luật về việc XKLĐ. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về vấn đề tao việc làm cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều khoản của Bộ luật lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài (Đây là nghị định thay thế nghị định 370/HĐBT)
Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của chính phủ qui định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm có thời hạn ở nước ngoài. Đây là văn bản pháp lý hiện hành, thay thế Nghị định số 07/CP. Nghị định quy định rõ: "Chính phủ khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và người Việt Nam ở trong và ngoài nước thông qua các hoạt động của mình tham gia tìm kiếm và khai thác việc làm ở nước ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sử dụng lao động Việt Nam".