Triển vọng XKLĐ của Việt nam giai đoạn 2003-2010 1 Triển vọng về nguồn lao động

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010 (Trang 74 - 78)

- Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.

3.2. Triển vọng XKLĐ của Việt nam giai đoạn 2003-2010 1 Triển vọng về nguồn lao động

3.2.1 Triển vọng về nguồn lao động

Dân số chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm tăng cung lao động. Dân số Việt Nam năm 1999 là 76,3 triệu với tỷ lệ tăng là

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

75

1,7%. Nguồn nhân lực Việt Nam được đánh giá là dồi dào (hiện nay khoảng 38 triệu người). nguồn nhân lực này là nội lực đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua. Việt Nam có cung lớn những người mới bước vào thị trường lao động trong khi đó số về hưu lại rất ít. Mỗi năm khoảng 1,3 triệu người mới tham gia vào thị trường lao động. Với sự giảm hơn nữa tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, số tuyệt đối những người mới bước vào thị trường sẽ vẫn ở mức cao trong vòng vài năm tới.

Bảng 3.1: Số liệu thống kê dân số - lao động tính đến 01/07/2002

Đơn vị: nghìn người Khu vực Tổng số Thành thị Nông thôn Dân số 79.390.000 19.880.000 60.050.000 Lực lượng lao động 40.694.360 9.709.967 30.984.393 Thất nghiệp 6,01% Độ tuổi đi XKLĐ (ước tính) 18-24 25-34 25.058.055 6.554.260 12.213.304 6.540.520 1.667.932 3.154.956 18.809.845 4.882.065 8.977.475

Nguồn: Cục quản lý lao động với nước ngoài

Qua kết quả điều tra dân số 1989 và 1999 cho thấy: lao động trong khu vực Nhà nước giảm từ 15% xuống 10%, khu vực tập thể giảm từ 50% xuống 27%, kinh tế cá thể chiếm tới 63%, khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mới hình thành nên chỉ chiếm 2,2%. Trong quá trình cải cách, khu vực nhà nước nếu giảm biên chế 15% thì số dôi ra cũng lên đến 30 ngàn người. Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước số lao động dôi dư chiếm tới 6% tổng số lao động hiện có.

Có thể thấy, nguồn lao động ngày càng tăng cao, trong khi hàng năm số người được giải quyết việc làm ít hơn nhiều. Cầu lao động trong nước chưa

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

76

đáp ứng được cung lao động tăng lên và hiện nay có tới 70% sinh viên ra trường không có việc làm đây chính là nguồn lao động rất lớn có thể cung cấp cho xuất khẩu lao động của Việt Nam trong những năm tới.

XKLĐ và chuyên gia đã được các Nghị định của Đảng và Chính phủ nhiều lần đề cập. Nhiều nước trên thế giới coi trọng XKLĐ và chuyên gia. XKLĐ vừa ích nước vừa lợi nhà, vì nó là mong muốn không chỉ của Chính phủ mà còn của người lao động. Bộ lao động thường binh và xã hội vừa qua đã phối hợp cùng với Tỉnh uỷ, thành uỷ triển khai Chỉ thị 41/CT - TW của Bộ Chính trị về XKLĐ và chuyên gia đến tận cấp uỷ xã, phường tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người, mọi thành phần trong xã hội có thể tham gia XKLĐ, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết nạn thất nghiệp. Đã có 28 tỉnh uỷ có Nghị quyết, Chỉ thị cụ thể hóa và chỉ đạo triển khai Chỉ thị 41/CT-TW của Bộ Chính trị. Có 38 tỉnh đã xây dựng kế hoạch XKLĐ và chuyên gia và đã tổ chức triển khai kế hoạch này đến tận xã, phường, tạo thành một phong trào sôi nổi trong địa phương.

Để phát triển bền vững công tác XKLĐ với qui mô lớn, đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả cao trong những thập niên tới, trước mắt là thời kỳ 2003-2010, công tác đào tạo, đào tạo giáo dục định hướng xuất khẩu lao động cần theo những định hướng sau:

 Đầu tư cho XKLĐ cho các lĩnh vực: đào tạo nguồn lao động có kiến thực, tay nghề, ngoại ngữ, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước và doanh nghiệp XKLĐ.

 Thực hiện đa dạng hóa ngành nghề XKLĐ: Đa dạng hóa hình thức và thành phần tham gia đào tạo XKLĐ (đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn về nghề và ngoại ngữ, hợp tác liên doanh đểđào tạo XKLĐ....)

 Khuyến khích các doanh nghiệp, người lao động, Bộ, Ngành, Địa phương, đơn vị tổ chức đào tạo có trách nhiệm cùng nâng cao chất lượng nguồn lao động vững tay nghề, giỏi ngoại ngữ, thông hiểu pháp luật,...

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

77

Trước tình hình thực tế chất lượng lao động của ta hiện nay, không thể không trông chờ vào nguồn lao động đào tạo có sẵn, mà phải chuẩn bị nguồn lao động thông qua một kế hoạch đào tạo được chủ động xây dựng, đáp ứng cho từng thị trường cụ thể, đào tạo phải gắn với thị trường quốc tế sát với nhu cầu. Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động phải gắn kết giữa các doanh nghiệp XKLĐ với các trường đào tạo. Vừa qua thực hiện chủ trương của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Cục quản lý lao động với nước ngoài kết hợp Tổng cục Dạy nghề đã định hướng cho các doanh nghiệp và các trường hợp tác thực hiện đào tạo lao động xuất khẩu thí điểm và tăng cường tuyển dụng nguồn lao động xuất khẩu từ cơ sở đào tạo nghề. Để có nhiều người tham gia XKLĐ cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ được vay vốn ngân hàng và bảo lưu kết quả học tập (nếu là học sinh, sinh viên đang học dở chương trình) sau khi hết hạn về nước họ được tiếp tục học tập công tác. Các trường khi đào tạo nghề nên lồng ghép học ngoại ngữ. Từ trước đến nay các bài giảng thường bị đóng khung cứng nhắc trong các giáo trình đã được biên soạn nhiều năm nay. Từ nhu cầu thực tế của sự gắn kết và thực hiện chỉ đạo của Bộ, Tổng cục dạy nghề và Cục quản lý lao động với nước ngoài đã chọn được các cặp trường và doanh nghiệp tham gia lao động xuất khẩu thí điểm sau:

+ Trường trung học Điện tử - Điện lạnh Hà nội hợp tác với Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không (AIRSERCO)

+ Trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật sư phạm Vinh hợp tác với Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại (SONA)

+ Trường đào tạo công nhân kỹ thuật may và thời trang (Công ty may 10) hợp tác với Tổng công ty dệt may (VINATEX).

Do đó, công tác tạo nguồn lao động của Việt Nam không những đảm bảo cho XKLĐ của Việt Nam trong những năm tới mà còn đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong nước.

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

78

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010 (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)