Những động thái hoạt động XKLĐ của Việt Nam 1 Về quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010 (Trang 35 - 37)

- Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.

2.2.1. Những động thái hoạt động XKLĐ của Việt Nam 1 Về quá trình thực hiện

2.2.1.1. Về quá trình thực hiện

Hoạt động XKLĐ đến nay đã được trên 10 năm. Đây là giai đoạn hoạt động xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường. Nghị định số 370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã mở ra cơ chế mới trong hoạt động xuất khẩu lao động với chủ trương và mục đích là giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, của tổ chức kinh tế đưa lao động đi và trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan được quy định rõ.

Trong những năm đầu thực hiện xuất khẩu lao động theo cơ chế mới chúng ta đã thu được những kết qủa quan trọng đó là: đã hình thành về mặt tổ chức hoạt động có phân biệt chức năng quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp của các Công ty về xuất khẩu lao động; đã mở ra một số thị trường lao động mới (Hàn Quốc, Nhật Bản, lao động trên biển...)

Trong 12 năm hoạt động xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường chúng ta đã đạt được một số kết quả: Đưa đi được khoảng 15 vạn lao động, số lượng này rất nhỏ so với nhu cầu thực tế, nhưng đã cho thấy sự phát triển khi

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

36

chúng ta bắt đầu thâm nhập thị trường lao động quốc tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Bảng 2.3: Quy mô XKLĐ giai đoạn 1991 - 2002

Đơn vị: người Năm Số lượng 1991 1.022 1992 810 1993 3.960 1994 9.230 1995 10.050 1996 12.661 1997 18.469 1998 12.000 1999 20.700 2000 31.468 2001 36.168 2002 46.122 Tổng 202.560

Nguồn: Cục quản lý lao động với nước ngoài

Từ đầu năm 1992 đến nay, sau khi Liên xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, bằng cố gắng của Chính phủ, các Bộ, ngành, các công ty XKLĐ, hoạt động xuất khẩu lao động đã đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội nhất định.

Về đội ngũ các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động

Chỉ tính riêng tới thời điểm năm 1999, Bộ lao động và Thương binh xã hội đã cấp giấy phép cho 79 Công ty, trong đó có 2 Công ty thuộc Bộ lao động - Thương binh xã hội, 18 Công ty thuộc Bộ Giao thông vận tải, 6 Công ty thuộc Bộ xây dựng, 15 Công ty thuộc UBND các tỉnh, thành phố và một số Công ty thuộc các Bộ, ngành, đoàn thể khác hoạt động trong lĩnh vực này. Cho tới năm 2001 đổi và cấp thêm giấy phép cho một số doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh là 159 doanh nghiệp (năm 2001 có 13 doanh nghiệp, năm 2003 có 8 doanh nghiệp bị rút giấy phép XKLĐ do sai phạm). Trong đó có 3 doanh nghiệp tư nhân:

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

37

(Công ty TNHH Đỉnh Vàng - Hải Phòng, Công ty TNHH Quốc dân - Hà nội, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuận Thảo - TP. Hồ Chí Minh.

Các lĩnh vực mà doanh nghiệp nước ta tham gia chủ yếu là làm dịch vụ cung ứng lao động, nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài hay đầu tư đưa lao động đi tu nghiệp ở nước ngoài sau một thời gian trở về làm việc cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời gian qua các Công ty như: VINACONEX, LOD, OLECO, VIETRAXIMEX, SULECO, SOVILACO, TRACIMEXCO, TRACODI, Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, Công ty COALIMEX. INTERSERCO, INLACO SAIGON, VITRASCHART và TRAENCO... đã tích cực hoạt động và mang lại những thành quả đạt nhất định, ngoài ra còn có một số các Công ty xây dựng của ta trúng thầu trong việc làm đường ở Lào, xây nhà ở Ả rập xê út...

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)