Định hướng chung

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010 (Trang 73 - 74)

- Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.

3.1.1. Định hướng chung

- XKLĐ là một chiến lược quan trọng, lâu dài, là một nội dung của Chương trình quốc gia về việc làm, một hoạt động KT - XH góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là một bộ phận của hợp tác quốc tế góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Việt Nam với các nước và củng cố cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Đẩy mạnh XKLĐ trước hết là trách nhiệm của Nhà nước. Các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương tới địa phương phải có sự phối hợp đồng bộ trong việc đầu tư mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực xuất khẩu, cụ thể hoá chủ trương, chính sách và chỉ đạo đểđẩy mạnh XKLĐ.

- Phải có chiến lược về mở rộng thị trường XKLĐ, củng cố thị trường truyền thống, giữ và phát triển thị trường hiện có, khai thông các thị trường mới. Mỗi khu vực cần xây dựng đề án riêng cho phù hợp với đặc điểm và tình hình của khu vực đó.

- Thực hiện việc XKLĐ theo quan hệ cung - cầu của thị trường lao động. Đa dạng hoá thị trường XKLĐ, cung cấp lao động cho mọi thị trường cần lao động Việt Nam nếu ở đó phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đảm bảo an ninh và quyền lợi kinh tế cho người lao động. - Đa dạng hoá ngành nghề, trình độ lao động, cung cấp lao động với mọi ngành nghề và trình độ tay nghề khác nhau. XKLĐ phải đảm bảo tính cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật và chuyên gia, nâng dần tỷ trọng có tay nghề trong lao động xuất khẩu... Mặt khác phải đa dạng hoá thành phần tham gia XKLĐ, củng cố các doanh nghiệp chuyên XKLĐ, mở rộng diện các doanh nghiệp Nhà nước có đủ điều kiện trực tiếp nhận thầu công trình, đưa lao động đi làm việc tại các thị trường nước ngoài…

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

74

cơ quan quản lý Nhà nước, đầu tư cho các tổ chức XKLĐ và người lao động. Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)