Triển vọng về thị trường XKLĐ của Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010 (Trang 78 - 79)

- Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.

3.2.2. Triển vọng về thị trường XKLĐ của Việt Nam

Trong những năm qua, với sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan liên quan, và với sự năng động, nhạy bén và bằng nhiều biện pháp chúng ta đã nâng cao chất lượng lao động, là yếu tố quyết định cho việc ổn định và phát triển thị trường nhờ đó các thị trường cũ như Nhật Bản, Hàn Quốc, lao động trên biển đều tăng. Từ năm 2000 đến nay, Bộ lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ ngoại giao đề xuất với Thủ tướng Chính phủ thực hiện các hoạt động ngoại giao mở thị trường; đã tổ chức các đoàn bao gồm các doanh nghiệp và bộ chủ quản của một số doanh nghiệp đi khảo sát mở thị trường tại các nước ở khu vực như:

 Khu vực Trung Đông đây là một trong những khu vực thu hút số lượng lao động lớn nhất thế giới, với ngành nghề đa dạng. Một số doanh nghiệp nước ta đã đưa lao động xây dựng, dệt may sang Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Một và doanh nghiệp đã nhận thầu xây dựng ở Kuwait bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả và có khả năng tiếp nhận số lượng lớn công nhân xây dựng, công nhân sản xuất của Việt Nam.

 Châu Phi cũng có nhu cầu nhận lao động ở nước ngoài. Libya là thị trường đã tiếp nhận lao động xây dựng Việt Nam ổn định trong những năm gần đây theo hình thức cung ứng trực tiếp và qua nước thứ 3, cho đến nay , ta đã đưa được trên 10.000 lượt người. Doanh nghiệp ta cũng có khả năng đưa số lao động lớn lao động thông qua các công ty quốc tế thắng thầu ở khu vực này. Nhiều nước Châu phi thiếu chuyên gia trong các lĩnh vực, chủ yếu là nông nghiệp, y tế và giáo dục. khả năng đưa chuyên gia Việt Nam sang Châu phi vẫn đang còn rất nhiều.

Các khu vực khác như: Bắc Mỹ và các đảo Nam Thái Bình Dương: đây là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài (riêng Bắc Mỹ hàng năm nhận khoảng 250.000 người). Hiện nay ta đang tiến hành các bước đi để mở thị trường lao động ở khu vực này. Bước

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

79

đầu ta đã đưa được khoảng gần 800 lao động ngành may mặc, xây dựng đến

làm việc ở các đảo Nam Thái Bình Dương. Châu Âu: các nước thuộc Liên xô (cũ) và Đông Âu đã có quan hệ truyền

thống trong hợp tác sử dụng lao động với ta trong những năm 1980, nhưng hiện nay nhu cầu sử dụng lao động không cao. Tuy nhiên ở các nước này hiện có hàng chục vạn người Việt Nam đang sinh sống và làm việc, mở ra khả năng đưa lao động sang theo hợp đồng lao động cá nhân.

Bộ ngoại giao cũng đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong việc thu thập các thông tin về tình hình và nhu cầu lao động của nước ngoài; xúc tiến các hoạt động hỗ trợ mở rộng thị trường. Các thị trường trọng điểm hiện nay là thị trường Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, thị trường lao động trên biển (thủy thủ tàu vận tải, đánh cá) đang rất tiềm tàng, hàng năm thu hút hàng triệu lao động nước ngoài vào các nhóm ngành nghề: xây dựng, công nghiệp, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt và chế biến hải sản mà chúng ta có khả năng đáp ứng, và một số thị trường của các nước Châu Phi đang tiếp nhận chuyên gia trong các lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt là thị trường Malaysia, sau một thời gian dài Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp tiếp cận thị trường lao động Malaysia, cuối cùng tháng 02/2002 Chính phủ Malaysia đã quyết định cho phép lao động nước ta vào làm việc. Sau thời gian thực hiện thí điểm đưa lao động sang Malaysia làm việc nước ta đã đưa được 23.455 lao động sang làm việc, bình quân mỗi tháng đưa được hơn 3.000 lao động đến Malaysia. Thị trường này đã chấp nhận lao động Việt Nam, ngày càng ổn định và phát triển về qui mô (số lượng tăng nhanh, cơ cấu ngành nghề hợp lý); Thị trường Malaysia có thể tiếp nhận từ 150.000 - 200.000 lao động của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)