Định hướng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 2003-

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010 (Trang 72 - 73)

- Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.

3.1.Định hướng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 2003-

Ở nước ta, chiến lược phát triển KT- XH của Nhà nước đang thu được những kết quả khả quan. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII đã nhấn mạnh "Trong những năm trước mắt, phải giải quyết tốt một số vấn đề xã hội, tập trung sức tạo việc làm …Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh XKLĐ, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn". Chủ trương này đã được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 khoá VIII cụ thể hoá như sau: "Mở rộng XKLĐ trên thị trường đã có và thị trường mới. Cho phép các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ XKLĐ trong khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Kiên quyết chấn chỉnh những hoạt động dịch vụ XKLĐ trái quy định của Nhà nước".

Nhằm cụ thể hoá thêm một bước và đánh giá vai trò của XKLĐ trong điều kiện hiện nay, ngày 22 tháng 9 năm 1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 41 - CT/TW khẳng định: "XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động KT - XH góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước. Sự nỗ lực tạo thêm việc làm trong nước và ngoài nước chỉ mới giải quyết được một phần trong khi thời gian lao động ở nông thôn còn rất thấp. Hàng năm lại có hơn một triệu người đến tuổi lao động. Trước tình hình đó, cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, XKLĐ và chuyên gia còn có vai trò quan trọng trước mắt và lây dài"

Từ quan điểm và chủ trương tổng quát mà Đảng đã đề ra, định hướng phát triển của XKLĐ trong thời gian tới sẽ bao gồm:

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

73

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010 (Trang 72 - 73)