- Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.
2.2. Thực trạng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 1990 trở lại đây
Nếu trong giai đoạn 1980-1990 nước ta chủ yếu có quan hệ hợp tác lao động với các nước XHCN, lao động xuất khẩu chủ yếu tới các quốc gia thuộc khu vực Đông Âu cũ, Irak và một vài nước Châu Phi thì ở giai đoạn 1991 đến
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
34
nay hoạt động xuất khẩu của ta đã mở rộng ra nhiều quốc gia khác nhau. Từ năm 1991, các nước XHCN Đông Âu tiếp nhận lao động của nước ta đều xảy ra các biến động chính trị lớn dẫn tới sự thay đổi về thể chế chính trị và cơ chế kinh tế. Ở nhiều nước Châu Phi có chuyên gia của ta làm việc cũng có khủng hoảng kinh tế, chính trị. Tại Irak xảy ra chiến tranh vùng vịnh khiến cho phần lớn các quốc gia này đều không còn nhu cầu tiếp nhận lao động và chuyên gia của Việt Nam nữa. Tuy rằng, thị trường lao động nước ngoài đang có những biến động bất lợi, nhưng không có nghĩa là đóng cửa đối với lao động Việt Nam. Một số thị trường trọng điểm như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Bắc Phi, Trung Đông và đặc biệt là thị trường lao động trên biển đang rất tiềm tàng, hàng năm thu hút hàng triệu lao động nước ngoài vào các nhóm ngành nghề: xây dựng, công nghiệp, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt và chế biến hải sản mà chúng ta có khả năng đáp ứng.
Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của Chính phủ, công tác XKLĐ và chuyên gia đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu: Đến nay cả nước ta đã có 159 doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động XKLĐ. Thị trường đã mở rộng ra gần 40 nước và vùng lãnh thổ khác nhau. Nhà nước đã xây dựng được một hệ thống cơ chế chính sách tương đối đồng bộ, ổn định và duy trì thị trường đã có, mở thêm một số thị trường mới và tăng cường qui mô đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; các cơ quan Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong việc phối hợp và tổ chức thực hiện; đội ngũ doanh nghiệp XKLĐ phát triển và từng bước tiếp cận thị trường quốc tế, đã chủ động đầu tư, năng động hơn trong công tác khai thác thị trường và tổ chức quản lý. Cho đến nay đã có hơn 100 doanh nghiệp ký được hợp đồng và đã đưa được trên 60.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, hàng năm đất nước có thêm lượng ngoại tệ đáng kể và khoảng 1,2 tỷ - 1,4 tỷ USD do người lao động làm việc ở nước ngoài chuyển về.
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
35
Riêng năm 2003 phấn đấu đưa khoảng 50.000 lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tăng dần số lượng trong những năm tiếp theo, kể từ năm 2005 mỗi năm đưa đi 150.000 đến 200.000 lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, tiến tới có 1 triệu lao động làm việc ở nước ngoài vào năm 2010.
Cùng thời kỳ này tại nước ta cơ chế quản lý về kinh tế cũng đang từng bước đổi mới chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này đòi hỏi nước ta phải có những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình kinh tế trong nước cũng như quốc tế.