Thực trạng và kinh nghiệm XKLĐ của một số nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010 (Trang 65 - 72)

- Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.

2.4.2. Thực trạng và kinh nghiệm XKLĐ của một số nước trong khu vực

THÁI LAN Khái quát

Thái Lan bắt đầu xuất khẩu lao động từ những năm 1970, khi ở Trung Đông "bùng nổ" xây dựng công trình khai thác dầu lửa. Số lượng lao động Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài tăng dần lên qua các năm 293 người năm 1973, 3.870 người năm 1977 lên 21.500 người 1980, gần 110.000 năm 1982 và bắt đầu giảm mạnh vào năm 1985. Những năm đầu 1990 số lao động Thái Lan ra nước ngoài làm việc lại tăng lên, đặc biệt trong những năm cuối 1990 trung bình hàng năm Thái Lan đưa được khoảng 200.000 lao động ra nước ngoài làm việc, trong đó hơn 50% là đến Đài Loan. Lượng tiền chuyển về nước của người lao động qua hệ thống ngân hàng Thái Lan cũng tăng dần lên từ 52 tỷ Bath năm 1997 lên gần 60 tỷ Bath/năm (tương đương với 1,5 tỷ USD/năm) trong năm 1998 và 1999. Ngoài ra, còn một số lượng tiền của người lao động gửi về nước qua các con đường khác.

Cơ cấu lao động xuất khẩu

Phần lớn lao động Thái Lan ra nước ngoài làm việc chủ yếu là lao động không nghề có trình độ tiểu học làm các công việc có tay nghề thấp, chiếm khoảng 50% số lượng lao động xuất khẩu. Người đi lao động xuất khẩu chủ yếu từ vùng nông thôn, nhiều nhất từ khu vực Đông Bắc Thái Lan nơi cuộc sống còn nhiều khó khăn. Trong những năm cuối 1990 Thái Lan đưa hơn 10.000 lao động/năm đi làm nông nghiệp ở Israen và hơn 100.000 lao động/năm sang làm việc ở Đài Loan trong các lĩnh vực nghề may, lắp ráp điện tử, giúp việc gia đình và xây dựng.

Chính sách

Thái Lan thực hiện chính sách tự do hoá XKLĐ. Thời kỳ đầu hoạt động XKLĐ do cá nhân người lao động và các đại lý tuyển lao động tư nhân thực hiện. Nhiều lao động Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài bằng visa du lịch sau

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

66

đó ở lại và làm việc bất hợp pháp. Tuy nhiên, sau đó để bảo vệ quyền lợi cho người lao động ở nước ngoài, Chính phủ thành lập Văn phòng Quản lý việc làm ngoài nước thuộc Tổng cục Lao động Bộ Nội vụ. Chức năng của Văn phòng này là giám sát hoạt động của các đại lý tuyển lao động tư nhân, xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện làm việc và bảo vệ lao động ở nước ngoài.

Chủ trương

Chính phủ Thái Lan đã áp dụng các biện pháp mới trong việc thúc đẩy lao động Thái Lan ra nước ngoài làm việc để làm giảm nhẹ tình trạng thất nghiệp trong nước và tăng nguồn thu ngoai tệ sau khủng hoảng kinh tế khu vực 1997 -1998. Cùng với việc những người có trình độ học vấn và tay nghề thấp đi làm những công việc giản đơn ở nước ngoài, Chính phủ cũng đã bắt đầu chú ý đến đào tạo tay nghề cho lực lượng lao động để phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hiện đại, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao. Chính phủ cũng đã ưu tiên để ủng hộ các chính sách về thị trường lao động ngoài nước một cách tích cực, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực trong nước. Bên cạnh đó các biện pháp bảo vệ người lao động làm việc ở nước ngoài cũng được chú ý và là cần thiết.

INDONESIA Khái quát

Indonesia cũng là một nước xuất khẩu lao động lâu năm, ngay từ những năm 1930 đến những năm 1950 đã có hơn 200.000 người Indonesia di cư lao động sang các đảo của Malaysia. Theo số liệu của Bộ Nhân lực Indonesia thì số lượng lao động Indonesia ra nước ngoài làm việc trong giai đoạn 1969 đến 1993 là 877.400 (số lượng tăng lên rất nhanh từ 7.400 người trong những năm 1970 lên đến hơn 405.000 người những năm 1989 - 1993 là hơn 465.000 người). Vào những năm 1994 - 1998 số lượng người lao động Indonesia làm việc ở nước ngoài đã gia tăng rõ rệt từ 2,1 triệu người lên 3,2 triệu người. Vào năm 1999 số lượng lao động muốn tìm kiếm việc làm ở nước ngoài gia tăng

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

67

đáng kể. Bộ Nhân lực đã thống kê trong năm 1999 có khoảng 2,3 triệu người đăng ký muốn làm việc ở nước ngoài. Năm 2000, sức ép từ nạn thất nghiệp đã trở nên nghiêm trọng do mức tăng trưởng kinh tế năm 1999 chỉ đạt mức 4%. Từ tháng 1/1999 đến tháng 6/2000, theo thống kê, Chính phủ đã đưa được khoảng 590.000 lao động sang làm việc ở nước ngoài. Nguồn thu nhập ngoại tệ chuyển về nước từ năm 1996 đến năm 1999 vào khoảng 2,72 tỷ USD, trong đó lớn nhất là từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tiếp sau đó là khu vực Trung Đông. Tiền chuyển về từ các lao động làm việc ở khu vực Châu Mỹ và Châu Âu thấp hơn, chỉ chiếm 2,3% tổng số tiền chuyển về nước. Riêng năm 1999 và 4 tháng đầu năm 2000 tổng số ngoại tệ do lao động di cư chuyển về nước đạt gần 1,7 tỷ USD (đây là số ngoại tệ chuyển theo đường chính thức, số thực tế có thể lớn hơn nhiều)*.

Thị trường và cơ cấu lao động

Thị trường lao động của Indonesia ở nước ngoài tập trung vào các nước và khu vực nhưĐông Nam Á (Malaysia, Singapore,Brunei), Đông Bắc Á (Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản), Trung Đông, Bắc Mỹ, Úc và Tây Âu. Trong đó tập trung nhiều nhất là A Rập Saudi, Malaysia. Singapo, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ.

Một điều cần ghi nhận rằng số lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn từ 1994 - 1998 chiếm ưu thế là các lao động có nghề. Số lao động bán lành nghề có khoảng 1.136.021 người, trong khi đó số lao động bán lành nghề có khoảng 325.021 người. Công nhân xây dựng của Indonesia được ưa thích hơn công nhân xây dựng của các nước khác ở Malaysia.

Tỷ lệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài so với lao động nam đã tăng lên trong những năm gần đây (1998 - 2000) và chiếm ưu thế, trong đó: 43% đi làm giúp việc gia đình; 22% làm việc trong các nhà máy; 15% làm việc trong lĩnh vực trồng trọt; 6% trong giao thông vận tải và còn lại làm trong các lĩnh vực khác *.

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

68 ---

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

69

Chính sách

Đểđẩy mạnh xuất khẩu lao động, Indonesia xây dựng chính sách về hệ thống tuyển mộ và đào tạo lao động, chính sách đưa lao động ra nước ngoài làm việc và chính sách quan hệ hợp tác lao động với nước ngoài. Chính phủ Indonesia can thiệp vào hoạt động xuất khẩu lao động thông qua quản lý và chỉđạo chương trình việc làm ngoài nước. Năm 1994 Chính phủ đã ban hành nghị định số PER - 02/MEN 1994, trong đó quy định các thủ tục và hệ thống tuyển mộ lao động; các điều kiện và yêu cầu của tổ chức tuyển mộ; quy trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, trình tự giải quyết tranh chấp và các vấn đề pháp lý. Quy định này đảm bảo cho người lao động không bị lạm dụng bóc lột và đảm bảo được tiền lương phù hợp cho họ, an toàn về công việc của họ ở nước ngoài cho đến khi họ về nước.

Mục tiêu và chiến lược

Năm 1999, Chính phủ đã thông qua Bộ Nhân lực thực hiện cải cách về chính sách và chiến lược đối với XKLĐ nhằm đạt được mục đích, thể hiện ở bốn điểm: Thứ nhất, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước; Thứ hai, cải thiện việc bảo vệ lao động ở nước ngoài; Thứ ba, nâng cao kỹ năng của lao động xuất khẩu để sẵn sàng đi làm việc ở nước ngoài; Thứ tư, tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh.

Kế hoạch XKLĐ dựa trên ba điểm: Nguồn lao động có kỹ năng, mở rộng cơ hội làm việc ở nước ngoài và những thành tựu đạt được trong hoạt động XKLĐ của những năm trước đó. Mục tiêu của chính sách này là đạt được cả về số lượng và chất lượng, theo dự kiến của Chính phủ là trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2003 đưa được khoảng 2,8 triệu lao động Indonesia (trong đó bao gồm1.490.000 lao động chính thức là 1.310.000 lao động không chính thức), thu được khoảng 13 tỷ USD (trong đó bao gồm 7,5 tỷ USD từ số lao động chính thức và 5,5 tỷ USD từ số lao động không chính thức). Sự đánh giá này dựa trên cơ sở số lao động nói trên sẽ làm việc ở nước ngoài từ hai năm trở lên và mỗi lao động chỉ sử dụng 30% trong tổng số tiền

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

70

kiếm được vào nhu cầu tiêu dùng hàng ngày ở nước ngoài, và 70% còn lại sẽ được chuyển về Indonesia, trong đó số tiền công mà lao động chính thức ở nước ngoài kiếm được khoảng 350 USD mỗi tháng 250 USD mỗi tháng*.  PHILIPPIN

Khái quát

Philippin hiện được xem là nước đứng đầu trong việc phát triển và liên tục cải tiến cơ chế quản lý di cư. Thập kỷ 70 và đầu những năm 80 lao động Philippin chủ yếu làm việc ở Ả Rập Xê út. Ngày nay Philippin đưa lao động đi làm việc ở hơn 160 nước trên thế giới với nhiều loại nghề và lĩnh vực cũng như các hình thức cung ứng lao động.

Hai năm 1998 - 1999, mỗi năm lao động Philippin đã đáp ứng được khoảng 830.000 chỗ làm việc. Đó là nhờ khả năng nắm bắt cơ hội việc làm ở nước ngoài và việc xây dựng thành công cơ chế tiếp cận thị trường, phổ biến thông tin và thương lượng các hợp đồng.

Chính sách

Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, Chính phủ Philippin đã thành lập 3 cơ quan chuyên nghiệp trực thuộc Bộ lao động và việc làm là: Ban phát triển việc làm ngoài nước, Hội đồng thủy thủ Quốc gia và văn phòng dịch vụ việc làm. Chính phủ tạo mọi điều kiện và đảm bảo quyền lợi cho mỗi người dân muốn làm việc trong nước hoặc nước ngoài, tạo mọi điều kiện cho việc tự do lựa chọn việc làm phù hợp với lợi ích quốc gia. Tạo điều kiện và quản lý di cư lao động, tăng cường mạng lưới các văn phòng việc làm công cộng và hợp lý hoá sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc tuyển và bố trí việc làm cho người lao động ở trong và ngoài nước.

Biện pháp

- Xây dựng nhu cầu tiếp thị việc làm ngoài nước - Xây dựng chính sách

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

71

- Thiết kế chương trình và chiến lược tiếp thị

---

* Nguồn: Bộ Nhân lực Indonêsia năm 2000

* * *

Vấn đề giải quyết việc làm trong thời gian qua luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Mặc dù quy mô XKLĐ của ta còn rất khiêm tốn so với các quốc gia khác trong khu vực, số lao động được giải quyết việc làm bằng con đường XKLĐ còn nhỏ bé so với số người chưa có việc làm hiện tại, nhưng XKLĐ đã góp phần thực hiện được các mục tiêu tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng ngân sách quốc gia, thu được một nguồn lớn ngoại tệ và mở rộng quan hệ hợp tác của nước ta đối với các quốc gia khác nhau trên thế giới…

Trong 12 năm vừa qua, hoạt động XKLĐ của nước ta đang ngày càng được mở rộng và phát triển, số người được đưa đi lao động ở nước ngoài ngày càng gia tăng. Song song với nó là thị trường lao động cũng như cơ cấu ngành nghề xuất khẩu cũng đang từng bước được mở rộng, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, đánh giá chung lĩnh vực XKLĐ của nước ta còn nhiều yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng đất nước và chưa theo kịp các quốc gia trong khu vực. Để lĩnh vực XKLĐ có thể phát triển hơn nữa trong những năm tới cần đưa ra được các định hướng, triển vọng và giải pháp cụ thể cho hoạt động này về trước mắt cũng như lâu dài. Vấn đề này được đề cập trong chương III của khoá luận.

Khoá lun tt nghip Lê Văn Tùng

72

CHƯƠNG III

ĐỊNH HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2003 ĐẾN 2010

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010 (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)