chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.
Sự gia tăng nhanh chóng các loại hình TCTD là điều cần thiết để thị trường tín dụng phát triển. Tuy nhiên, khi càng có nhiều TCTD thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Các TCTD đang có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc thành lập và phát triển thêm nhiều Chi nhánh, thậm chí trên cùng một địa bàn có 2-3 Chi nhánh được thành lập có tính độc lập kinh doanh với nhau. Điều này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh giữa TCTD này với TCTD khác mà còn là sự cạnh tranh gay gắt không đáng có của các Chi nhánh trong cùng một TCTD. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới Chi nhánh do thiếu sự tính toán và phân chia hợp lý địa bàn hoạt động, đang là một cảnh báo cho sự tranh giành khách hàng, cạnh tranh thiếu bình đẳng, mất đi tính hợp tác giữa các Chi nhánh trong cùng một TCTD.
Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không ít trường hợp TCTD sử dụng nhiều biện pháp như :thực tế có một số khách hàng khả năng tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, kết quả kinh doanh có lãi thấp hoặc lỗ, nguồn vốn kinh doanh âm, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu… nhưng các Chi nhánh của các TCTD vẫn cho vay, thậm chí có nhiều Chi nhánh buông lỏng trong khâu xét duyệt cho vay như đánh giá sơ sài về hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay, đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều TCTD. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng của các TCTD. Một vài chi nhánh trong hệ thống BIDV sau một thời gian thành lập đã bộc lộ nợ quá hạn cao trong
toàn hệ thống như Sở Giao dịch 2: 264,2 tỷ, Hà nội: 120 tỷ… (1) (nguồn báo cáo sơ kết 06 tháng 2005) (Theo kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này là : nhiều : 45%, trung bình : 45%, ít : 10%).