quốc doanh lừa đảo ngân hàng không kiểm sóat được, chưa chủ động cơ cấu lại nhóm khách hàng, hầu hết tập trung cho vay doanh nghiệp nhà nước cho vay không có tài sản đảm bảo, hiện nay đây là nhóm khách hàng chứa đựng nhiều rủi ro cho Ngân hàng.
Xuất phát từ nợ xấu của Ngân hàng Công thương Chi nhánh TPHCM từ năm 1997 trở về trước phần lớn liên quan đến vụ án Epco – Minh phụng nguyên nhân chủ yếu xảy ra do khách hàng cố tình lừa đảo, CB ngân hàng vi phạm nguyên tắc cho vay, đây là bài học quý giá về rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng mặt khác gây tâm lý hoang mang, dao động sợ trách nhiệm của các vị lãnh đạo Ngân hàng cũng như CBTD làm công tác tín dụng, họ rất ngại khi cho vay các đối với DN ngoài quốc doanh vì khả năng kiểm soát cũng như báo cáo tài chính của loại hình doanh nghiệp này không minh bạch, thường che dấu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ngược lại DNNN có cơ quan chủ quản quản
lý, vụ việc liên quan đến lừa đảo ít xảy ra do tại DN có sự giám sát của các Đoàn thể (tổ chức công đoàn, tổ chức Đảng…) vì vậy họ cảm thấy yên tâm hơn. Việc thay đổi quan điểm nhận thức trong việc cho vay đối với DN ngoài quốc doanh trong thời gian qua tại BIDV có thay đổi, nhưng tỷ lệ cho vay ngoài quốc doanh vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, so sánh với số liệu của Ngân hàng công thương Việt Nam thì BIDV cần phải tích cực tăng dần tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh để hạn chế rủi ro . (Theo kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này là : nhiều : 39%, trung bình : 46%, ít : 15%).
Bảng 7: Tỷ lệ cho vay ngoài quốc doanh qua các năm tại Ngân hàng Công thương Việt Nam và BIDV .
Ngân hàng 2000 2001 2002 2003 2004
Đầu tư và phát triển VN 13% 20% 25% 30% 35%
Công thương Việt nam 36% 39% 42% 44,5% 52%
(Nguồn báo cáo thường niên và báo cáo tổng kết năm 2004 của BIDV và NHCT VN)