- Tăng cường công tác đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tiêu chuẩn cán bộ đồng thời phải có chính sách thu hút những người có năng lực vào
làm việc, bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, riêng đối với cán bộ tín dụng cần xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm.
- Hiện nay thực tế cho thấy cường độ làm việc của cán bộ tín dụng trong thời gian qua là khá căng thẳng. Tình trạng phải làm thêm ngoài giờ và làm việc trong các ngày nghỉ và phổ biến…dẫn đến hạn chế các hoạt động tiếp xúc với khách hàng, kiểm tra và kiểm soát các khoản cho vay. Nhằm đảm bảo chất lượng an toàn tín dụng, đủ nhân lực để đón bắt các cơ hội kinh doanh mới, việc tăng cường lực lượng cả về số lượng lẫn chất lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng là nhân tố quan trọng bậc nhất trong hệ thống kiểm soát nợ của ngân hàng. Trên thực tế, các quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng trở nên đa dạng, tạo thành chuỗi dây xích và có ảnh hưởng không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với cả hệ thống ngân hàng. Việc mất khả năng thanh toán của nhiều doanh nghiệp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây ra phản ứng dây chuyền mà cuối cùng rủi ro đổ dồn về các ngân hàng. Do đó, việc nâng cao chất lượng CBTD cần được coi trọng và là nhiệm vụ cần thiết của BIDV trong giai đoạn tới.
Kiến nghị :
- Lựa chọn cán bộ đủ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp làm công tác tín dụng.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức mới và kinh nghiệm cho vay đến cán bộ tín dụng, tập trung vào các kỹ năng đánh giá phân loại khách hàng và thẩm định dự án, trường hợp chưa gửi đi đào tạo thì có thể đào tạo tại chỗ, các giảng viên là lãnh đạo Phòng.
- Chú ý rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ để có thể tiếp cận nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài.
- Gửi cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài, nhất là học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng có uy tín trong khu vực về thẩm định dự án và cho vay theo dự án.