các Tổng công ty), các doanh nghiệp tìm mọi cách để chạy vốn - xin vốn (nhất là vốn đầu tư), nhưng đầu tư kém hiệu quả, cụ thể là mua thiết bị cũ, kém phẩm chất, công nghệ lạc hậu … dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.
• Đối với các Tổng Công Ty nhà nước, nhu cầu đầu tư và đổi mới công nghệ để thích ứng với sự cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn để nhập máy móc thiết bị và công nghệ cũng như mở rộng các hoạt động kinh doanh hiện tại. Trong khi Việt Nam chưa phát triển được một
thị trường vốn thì dường như ngân hàng là nơi duy nhất để các Tổng Công Ty Nhà nước tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư, nếu các Doanh Nghiệp trên vay nợ để đầu tư một cách đúng hướng, có nghiên cứu thị trường tất nhiên sẽ có khả năng trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, nợ quá hạn tại BIDV do một số DNNN khi trúng thầu thi công các công trình lập tức tìm cách vay vốn để mua thiết bị thi công mà không tính toán đến hiệu quả của dự án khi thi công xong công trình thiết bị cất vào kho, vì không có công trình để thi công hoặc nhiều doanh nghiệp trên thực tế đã tiến hành đầu tư trên cơ sở lựa chọn những công nghệ lac hậu, thiết bị máy móc cũ kỹ không phù hợp, khiến vốn vay sử dụng không hiệu quả, khả năng trả nợ thấp, thậm chí không có khả năng trả nợ như nhiều doanh nghiệp của Tổng Công Ty chè, mía đường, xi măng, dâu tằm tơ – đang là những vấn đề bức xúc đối với các ngân hàng khi tiến hành cho vay. (Theo kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này là : nhiều : 70%, trung bình : 26%, ít : 4%).