0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Củng cố việc cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp :

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.PDF (Trang 68 -70 )

lĩnh vực xây lắp :

- Với đặc thù hoạt động từ khi còn là Ngân hàng cấp phát vốn xây dựng cơ bản, trong nhiều năm qua hệ thống BIDV đã triển khai cho vay, hỗ trợ vốn rất lớn đối với các đơn vị hoạt động thi công xây lắp, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ thi công và đầu tư các dự án.

- Thực tế hoạt động đấu thầu, thi công và thanh quyết toán trong thời gian gần đây cho thấy, nhiều công trình các đơn vị thi công nhận thầu với giá dưới giá thành, khó có khả năng đảm bảo cân đối tài chính và chất lượng thi công; nhiều công trình vẫn được triển khai thi công trong khi chưa xác định được nguồn vốn và kế hoạch bố trí vốn từng năm dẫn đến việc kéo dài thời gian thanh quyết toán các khoản phải thu của các đơn vị tăng nhanh, trong đó có nhiều khoản tồn đọng, không có khả năng thu hồi.

- Để đảm bảo an toàn tín dụng cho vay thi công xây lắp trong tình hình mới, BIDV yêu cầu các Chi nhánh quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nội dung dưới đây khi cho vay vốn lưu động phục vụ các đơn vị thi công xây lắp:

Kiến nghị :

- Hoạt động cho vay vốn phục vụ thi công xây lắp từng bước chuyển từ cho vay theo hạn mức tín dụng sang cho vay theo phương thức món (theo từng công trình cụ thể).

- Đối với các đơn vị đang thi công nhiều công trình, Chi nhánh mở sổ theo dõi vốn vay đến từng công trình, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đúng công trình đúng hợp đồng thi công đã được xác định.

- Đối với các công trình mới, Doanh nghiệp đề nghị xin vay, tất cả các Chi nhánh phải tính toán nhu cầu vay vốn tối đa cho từng hợp đồng, trong đó phải chú ý vật tư và lương nhân công để phát vay cho phù hợp, tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng vay tiền mặt quá lớn, các Chi nhánh không kiểm soát được.

- Các Chi nhánh chỉ cho vay đối với các hợp đồng thi công đã xác định, chứng minh được nguồn vốn thanh toán và nguồn vốn thanh toán phải được chuyển về tài khoản của khách hàng tại Chi nhánh. Vốn vay ngân hàng chỉ cho vay đối với phần khối lượng đã được phê duyệt thiết kế dự toán, được xác định trong hợp đồng giao nhận thầu và đã có tiến độ thanh toán rõ ràng.

- Mức cho vay đối với từng công trình không quá giá trị vốn bố trí cho công trình theo kế hoạch hàng năm. Các chi nhánh không cho vay đối với phần khối lượng phát sinh chưa được hoàn chỉnh thủ tục đầu tư; chưa được phê duyệt bổ sung nguồn vốn, tiền vay không được chuyển trả cho các tổ chức tín dụng khác.

- Để đảm bảo cho vay vốn ngắn hạn, Chi nhánh chủ động tiếp cận từng công trình, dự án ngay từ khi triển khai duyệt dự án, trong quá trình đấu thầu để xem xét cung cấp dịch vụ, phát hành bảo lãnh và là cơ sở để quyết định cho vay đối với các hợp đồng thi công bảo đảm hiệu quả, cân đối được tài chính cho đơn vị thi công. Chỉ cho vay đối với các đơn vị đủ điều kiện và năng lực thi công.

- Định kỳ hàng quý, Chi nhánh tổ chức rà soát, phân tích đánh giá khả năng tài chính của từng đơn vị thi công xây lắp, làm rõ các khoản phải thu, công nợ của từng đơn vị và hiệu quả sử dụng vốn vay để đánh giá đúng thực trạng tài chính, làm cơ sở điều chỉnh linh hoạt giới hạn cho vay và chính sách khách hàng đối với từng đơn vị. Thường xuyên thực hiện kiểm tra vật tư bảo đảm và sử dụng tiền vay, bảo đảm tiền vay được sử dụng đúng mục đích. Đối với những công trình có giá trị lớn, tối thiểu 1 tháng/ lần phải kiểm tra hiện trường.

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.PDF (Trang 68 -70 )

×