- Vấn đề kiểm tra, kiểm soát cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác cho vay để phản ánh kết quả đích thực của công tác này. Theo thông lệ quốc tế, kiểm tra, kiểm soát trong quy trình là trách nhiệm của mỗi nhân viên làm công tác cho vay và lãnh đạo cấp trên trực tiếp của họ. Trách nhiệm này không thể chuyển giao cho người khác. Việc xác định chủ thể trong kiểm tra, kiểm soát có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định cơ chế, chính sách tín dụng. Bên cạnh đó, công tác này cần được thực hiện thường xuyên, định kỳ nhằm xây dựng tác phong, kỹ năng thuần thục cho cán bộ nhân viên làm công tác cho vay trong hệ thống BIDV.
- Đặc biệt kiểm tra, kiểm soát khi cho vay, nhằm cung cấp cho ban lãnh đạo một mức độ đảm bảo về công tác quản lý rủi ro tín dụng. Thông qua đó, đánh giá được chất lượng tín dụng, đây chính là hiệu quả của công tác cho vay, bởi vì hoạt động tín dụng dưới bất kỳ hình thức nào cũng là hoạt động kinh doanh chủ yếu và cũng dễ phát sinh rủi ro nhiều nhất của BIDV.
- Kiểm tra, kiểm soát khi cho vay kể từ khi tiếp xúc khách hàng, lập hồ sơ cho vay đến khi thu hết nợ gốc và lãi tất toán hợp đồng tín dụng. Nhằm đảm bảo cho mọi thành viên, từ lãnh đạo đến nhân viên thực hiên công tác cho vay hoàn toàn hiểu và nắm chắc các nguyên tắc kiểm tra kiểm soát khi cho vay, quản lý rủi ro tín dụng, thông qua việc chấp hành các cơ chế, quy chế cho vay và chính sách tín dụng cũng như tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình nghiệp vụ.
- Việc kiểm tra, kiểm soát trong quy trình cho vay để đánh giá được rủi ro tổng thể và chi tiết, trước hết khi kiểm tra cần nhận biết và phát hiện những rủi ro cụ thể, quan trọng thường gặp và phát sinh khi thực hiện các quy trình nghiệp
vụ cho vay. Cán bộ tín dụng cần thông báo kịp thời những dự án, khoản vay kém hiệu quả hoặc không hiệu quả, ngăn chặn kịp thời hoặc từ chối cho vay ngay từ giai đoạn đầu để tránh việc cho vay nhưng không thu hồi được nợ, làm ảnh hưởng tới vị thế của BIDV. Rà soát định kỳ các khoản đã cho vay, đánh giá rủi ro đảm bảo các khoản cho vay đó có phù hợp hay không với chính sách cho vay của BIDV và thông báo kịp thời cho lãnh đạo những khách hàng không trả nợ đúng hạn, thậm chí cả những khách hàng mất khả năng thanh toán. Thông qua tự kiểm tra kiểm soát để khắc phục tình trạng các thông tin nêu ra trong các báo cáo lên lãnh đạo không phản ánh đầy đủ về tình hình thực tế các khoản đã cho vay mặc dù cán bộ cho vay đã biết các khoản cho vay đó thực sự không có hiệu quả.
Kiến nghị : Do lực lượng cán bộ kiểm tra tại BIDV không đủ, các Chi nhánh xây dựng quy trình tự kiểm tra tại Phòng tín dụng, có thể hàng tháng CBTD kiểm tra chéo lẫn nhau trong Phòng, lập báo cáo cho lãnh đạo, trường hợp Chi nhánh có 2 phòng Tín dụng có thể kiểm tra chéo lẫn nhau. Các chi nhánh trong cùng địa bàn hoặc gần địa bàn hàng quý nên thành lập tổ kiểm tra chéo lẫn nhau. Như vậy sẽ hạn chế được việc không tuân thủ các quy định về tín dụng,và trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Để đổi mới kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm tra nội bộ, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh doanh cũng như thực hiện chương trình mục tiêu tái cơ cấu ngân hàng thương mại quốc doanh, hoạt động kiểm tra nội bộ phải được tăng cường bộ máy cả về số lượng và chất lượng từ BIDV đến các Chi nhánh.
Kiến nghị: Tăng cường số lượng cán bộ kiểm tra từ các Chi nhánh đến Hội sở chính – Để nâng cao chất lượng kiểm tra cần ban hành Sổ tay kiểm tra nội nội
bộ- Hàng quý hoặc hàng năm lập kế hoạch kiểm tra từng chi nhánh và các Phòng ban. Lực luợng cán bộ kiểm tra nên tuyển từ các Phòng nghiệp vụ.