Chưa thực sự thay đổi quan điểm: họ xem vốn Ngân hàng là vốn nhà nước, nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì Ngân

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.PDF (Trang 36 - 37)

vốn nhà nước, nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì Ngân hàng chịu và Ngân hàng có thua lỗ thì nhà nước chịu.

• Cách làm việc của các nhà thầu trong thời gian qua là sẵn sàng nhận thầu và thi công các công trình chưa được phê duyệt. Đây là tình trạng rất phổ biến mà bản chất là cơ chế xin - cho và nạn tham nhũng. Phổ biến nhất là việc lãnh đạo các địa phương, các bộ, ngành mời các nhà thầu thân thiết đến, thuyết phục họ nhận thầu các công trình trên địa bàn mình, các Chủ đầu tư thuyết phục rằng công trình này rồi sẽ được giải ngân sớm. Để có vốn thi công, nhà thầu phải vay tiền ngân hàng với hy vọng sẽ được chủ đầu tư thanh toán, nhưng khi

công trình hoàn tất, Chủ đầu tư không có nguồn vốn thanh toán, ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng.

• Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, tính đến hết ngày 31-12-2003, có tới 241 dự án nhóm A, B chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, nhưng chủ đầu tư vẫn tổ chức khởi công và đây là tình trạng phổ biến trong nhiều năm qua.

Trong năm 2005 nổi cộm là “Đại công trường ở Hà Giang” gần 200 DN xây dựng cơ bản lâm vào tình trạng phá sản do thực hiện cơ chế xin cho và chỉ định thầu mà chưa căn cứ vào nguồn vốn địa phương huy động được. Chỉ cần xin được công trình là các doanh nghiệp sẵn sàng ứng vốn trước kể cả bằng cách vay ngân hàng. Chính do cơ chế này không ít dự án mới được thông qua chủ trương chưa có thiết kế kỹ thuật, DN sẵn sàng triển khai xây dựng trước, hoàn thành thủ tục sau. Trong những trường hợp này đáng lẻ Ngân hàng từ chối không cho vay, nhưng Ngân hàng nghĩ rằng tỉnh sẽ có nguồn thanh toán nên đồng ý cho các doanh nghiệp vay. Thế nhưng cơ chế xin cho không thực hiện được, ngân sách Chính phủ rót về cho địa phương ít không đủ thanh toán cho Doanh nghiệp. Hậu quả Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển tỉnh Hà Giang bị nợ quá hạn toàn bộ đối với các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.PDF (Trang 36 - 37)