chậm sửa đổi bổ sung, thiếu hướng dẫn, ngoài ra việc phát mại tài sản để thu hồi nợ quá phức tạp, qua nhiều khâu, liên quan đến nhiều cơ quan , thường kéo dài rất lâu.
• Nghị định 178/1999/NĐ-CP và nghị định 85/2002/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các TCTD của Chính phủ quy định: tài sản đảm bảo tiền vay phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết HĐ bảo đảm. Điều này chỉ áp dụng được đối với tài sản thế chấp cầm cố mà khách hàng đang sỡ hưũ, riêng đối với tài sản hình thành trong tương lai thì không thể xác định giá trị tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, vì khi đó tài sản chưa hình thành chưa biết giá trị. Do đó, các Chi nhánh trong hệ thống BIDV khi ký kết các HĐ bảo đảm bằng tài sản hình thành vốn vay thường tạm tính giá trị tài sản trong tương lai, khi tài sản đã hoàn thành thì ký phụ lục bổ sung. Do tài sản chưa hình thành nên chưa đăng ký giao dịnh đảm bảo được. Vừa qua một số Chi nhánh khi cho doanh nghiệp vay trung dài hạn để xây dựng nhà xưởng và mua máy móc thiết bị, khi tài sản đã hình thành Doanh nghiệp lại đem tài sản cầm cố thế chấp cho Ngân hàng khác.
Tại khoản 3 điều 110 - luật đất đai quy định: Tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Quy định này hoàn toàn phù hợp. Nhưng thực tế, các DNNN đang sở hữu một số tài sản là bất động sản hoặc quyền sử dụng đất, tài sản này được doanh nghiệp mua từ nguồn lợi nhuận
để lại qua nhiều năm, không phải là nguồn vốn ngân sách, khi đăng ký thế chấp tài sản cho BIDV Phòng công chứng nhà nước yêu cầu phải xác nhận tài sản trên không thuộc vốn ngân sách. Các doanh nghiệp nhà nước không xác nhận được, không có cơ quan nào chịu xác nhận, do đó, thực tế không thực hiện được. Để tránh trường hợp khách hàng đem tài sản cầm cố TCTD khác, các Chi nhánh tạm giữ giấy tờ, không định giá, điều này chỉ nâng cao trách nhiệm của khách hàng, xét về pháp lý chưa đúng thủ tục, vì vậy nếu có tranh chấp xảy ra BIDV sẽ phải chịu rủi ro.
• Trong thực tế có những trường hợp xảy ra mặc dù trong quá trình thẩm định cho vay Ngân hàng nhận tài sản thế chấp, cầm cố đúng thủ tục pháp lý, nhưng khi xảy ra tranh chấp dẫn đến phải xử lý tài sản đảm bảo vẫn không thể tiến hành được như : người vay bỏ trốn không ra hầu toà, hoặc người vay thế chấp tài sản có mang yếu tố lừa đảo, Ngân hàng hoàn toàn phải chịu thiệt, chờ toà án điều tra, sau khi điều tra xong, nếu tài sản không vi phạm toà sẽ trả cho Ngân hàng để xử lý.
• Ngoài ra, còn có những trường hợp khác: sau khi toà án đã tuyên án, người thắng kiện thuộc về Ngân hàng, nhưng người vay cố tình không thi hành án, không chịu giao tài sản đã thế chấp cho Ngân hàng, hoặc người vay đã tẩu tán tài sản trước khi toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp, gây nhiều thiệt hại cho ngân hàng cả về thời gian, tiền vốn và công sức. (Theo kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này là : nhiều : 39%, trung bình : 48%, ít : 13%).