Kết quả đạt được của Ngân hàng thương mại cổ phần NamViệt

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 65 - 72)

Trong cả 3 năm doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao đặc biệt là năm 2007, năm 2008 tốc độ tăng trưởng chậm lại do bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước biến động phức tạp.

Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng doanh thu từ năm 2006 tới năm 2008 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 2.3 cho thấy doanh thu trong cả ba năm của Navibank đều tăng song đều thấp hơn kế hoạch đạt ra, chỉ đạt từ 80-90% so với kế hoạch. Năm 2007 do điều kiện kinh tế thuận lợi doanh thu tăng 762.60% so với năm 2006 đạt 564,272 triệu đồng nhưng tới năm 2008 do những biến động bất ổn của nền kinh tế thế giới cũng như trong khu vực khiến cho tốc độ tăng doanh thu chỉ còn 127.88% và chỉ đạt 89.46% kế hoạch đặt ra. Song kết quả trên cũng cho thấy những cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ và nhân viên ngân hàng trong việc khai thác thị trưởng, mở rộng thị phần và đưa hình ảnh của ngân hàng tới đông đảo dân chúng. . Cùng với sự gia tăng về doanh thu là sự gia tăng về chi phí, chi tiết được thể hiện ở biểu đồ dưới đây. .

Biểu đồ 2.4 Chi phí phát sinh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt từ năm 2006 tới năm 2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank

Chi phí ngân hàng liên tục tăng trong 3 năm, năm 2007 chi phí tăng 1154.59% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 163.04% so với năm 2007, tốc độ

tăng này cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu.Trong chi phí của ngân hàng, chi phí trả lãi là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất, ngoại trừ năm 2006 do ngân hàng chuẩn bị cải tổ nên những chi phí ngoài lãi lớn hơn. Năm 2007, chi phí trả lãi là 345,390 triệu đồng chiếm 74.88% so với chi phí trả lãi và năm 2008 thì chi phí trả lãi gấp 2.86 lần so với năm 2007 và chiếm tới 81.32% chi phí của ngân hàng. Đó là do trong quý II và quý III năm 2008 xảy ra cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng khiến cho lãi suất tiền gửi tăng vọt làm chi phí trả lãi bị đẩy lên cao. Sự gia tăng quá lớn về chi phí sẽ khiến cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm xuống. .

Biểu đồ 2.5 Tổng hợp doanh thu- chi phí- lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt từ năm 2006 tới năm 2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank

Theo biểu đồ, năm 2007 doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng đều tăng cao, lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3.60 lần so với năm 2006 song tới

năm 2008 tuy doanh thu tăng so với năm 2007 nhưng lợi nhuận trước thuế lại tăng trưởng âm, chỉ đạt 72,593 triệu đồng, bằng 70.45% so với năm 2007. Nguyên nhân ở đây là sự gia tăng quá lớn về chi phí, năm 2007, chi phí chiếm 81.74% so với doanh thu nhưng chi phí chiếm tới 94.35% trong năm 2008, đó là hậu quả của việc gia tăng hàng loạt chi phí đặc biệt là chi phí trả lãi. Sự gia tăng chi phí này bắt nguồn chủ yếu từ nguyên nhân khách quan từ cuộc đua tranh lãi suất giữa các ngân hàng và sự biến động bất ổn của nền kinh tế thế giới và trong nước trong năm 2008. Sự gia tăng về chi phí khiến cho lợi nhuận giảm xuống nhiều sẽ khiến cho một loạt các chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời sẽ giảm xuống. Đó là điều các nhà đầu tư và đặc biệt là các cổ đông của ngân hàng không mong muốn. Năm 2009 được dự báo còn nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi sự tỉnh táo, nhạy bén, linh hoạt trong quản lý hoạt động của ban lãnh đạo ngân hàng. . Một điểm đáng chú ý trong kết quả hoạt động của ngân hàng là sự gia tăng tổng tài sản. Quy mô tổng tài sản cũng là một trong những yếu tố đầu tiên các nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích thường xuyên quan tâm và quản lý tài sản hợp lý, hiệu quả là một trong những vấn đề khiến các nhà quản trị đau đầu. Theo dõi tổng tài sản trong những năm qua của Ngân hàng thương mại Nam Việt ta thấy rõ sự tăng trưởng ngày càng lớn mạnh của ngân hàng.

Biểu đồ 2.6 Sự gia tăng tổng tài sản của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt từ năm 2006 tới năm 2008

Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank

Do huy động nợ và huy động vốn chủ đều tăng qua các năm nên tổng tài sản của ngân hàng cũng liên tục gia tăng. Năm 2007 tổng tài sản tăng 779.02% so với năm 2006, năm 2008 tổng tài sản đạt 10,903,649 triệu đồng tăng 10.11% so với năm 2007 và tăng 867.88% so với năm 2006.Trong sự gia tăng của tổng tài sản đáng chú ý nhất là sự gia tăng của tài sản có sinh lời: năm 2006 tài sản có sinh lời chiếm 81.50% tổng tài sản thì năm 2008 tài sản có sinh lời tăng gấp 10.92 lần so với năm 2006 và hiện chiếm tới 91.92% tổng tài sản. Sự gia tăng tài sản có sinh lời khiến ngân hàng có khả năng tạo được doanh thu lớn hơn song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn vì vậy cần phải quản lý chặt chẽ bộ phận tài sản này. .

Để hiểu rõ hơn về hoạt động của ngân hàng điều rất cần thiết là theo dõi các chỉ số tài chính, một số chỉ tiêu tài chính chính của Navibank được thể hiện trong bảng tổng hợp sau :

Bảng 2.7 Bảng tổng hợp chỉ tiêu tài chính STT Chỉ tiêu tài chính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Trung bình ngành 1

Hiệu suất sử dụng tổng tài

sản 5.81% 5.70% 11.79%

2

Tỷ lệ lợi nhuận sau

thuế/doanh thu 12.26% 5.11% 1.58%

3 ROA 2.54% 1.04% 0.67% 1.84%

4 ROE 5.50% 17.79% 7.13% 30.21%

Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank và website vndirect.com.vn

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm nhẹ trong năm 2007 sau đó lại tăng mạnh mẽ vào năm 2008. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2008 là 11.79% cao hơn nhiều so với năm 2007 là 5.7% và năm 2006 là 5.81, nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn so với tốc độ tăng tổng tài sản (tốc độ tăng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 và năm 2006 lần lượt là 127.88% và 1865.67% trong khi đó tốc độ tăng tổng tài sản tương ứng là 10.11% và 867.88%). Đó là tín hiệu cho thấy ngân hàng đang quản lý tài sản ngày càng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn và mang lại doanh thu nhiều hơn.

Nhìn tổng thể vào nhóm các chỉ số sinh lời (ROE,ROA, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu) ta thấy rằng năm 2008 nhóm chỉ số này đều đi xuống mà nguyên nhân chính là do vấn đề quản lý chi phí. Trong năm 2008, chi phí trả cho các khoản tiền gửi là rất lớn khiến cho lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm so với năm 2007 mặc dù doanh thu năm 2008 gấp 2.28 lần. Đó là nguyên nhân khách quan do ngân hàng buộc phải tham gia vào cuộc cạnh tranh lãi suất để thu hút tiền gửi. Nếu so với chỉ số ROE và ROA trung bình ngành ngân hàng thì các chỉ số của Navibank vẫn còn quá thấp, trong thời gian tới Ban quản trị ngân hàng

cần có những điều chỉnh hợp lý hơn, đưa ra các chính sách, chiến lược mới nhằm thu hút thêm khách hàng, tăng doanh thu đồng thời quản lý chi phí tiết kiệm hơn, sử dụng tổng tài sản hiệu quả hơn.

Tuy là ngân hàng mới thành lập song trong những năm qua Navibank đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Ngân hàng luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật cũng như sự chỉ đạo từ Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo an toàn trong hoạt động, phát triển bền vững. NHTMCP Nam Việt đã phát triển nhanh trong mọi mặt: mở rộng thị trường, đa dạng hóa hoạt động, phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại và bước đầu xây dựng được thương hiệu của Ngân hàng trên thị trường. Tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, tổng tài sản tăng mạnh mẽ và đạt gần 11,000 tỷ đồng, kinh doanh thu lợi nhuận.

Bên cạnh đó Navibank vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế nhất định khả năng sinh lời thấp, chi phí quản lý tốn kém. Công tác quản lý còn bị động nên dễ chịu sự tác động bởi yếu tố bên ngoài.Việc nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức. Công tác kế hoạch, định hướng chiến lược và chính sách kinh doanh vẫn còn bất cập, chưa dự báo sát thực tế.

2.2 Sự cần thiết phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việtmại cổ phần Nam Việt

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w