Khó khăn trong triển khai dịch vụ bao thanh toán

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 95 - 104)

Trong quá trình phát triển Ngân hàng thương mình đã tạo được những điều kiện thuận lợi nhất định để có thể phát triển bao thanh toán tuy nhiên cũng còn không ít khó khăn do nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại.

2.3.2.1 Khó khăn

Trên thế giới, bao thanh toán đã phát triển và khẳng định lợi ích của mình với nền kinh tế, với các doanh nghiệp và cả các NHTM. NHNN Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc phát triển hoạt động bao thanh toán và tạo khung pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động này song việc phát triển hoạt động bao thanh toán vẫn chưa thực sự thu hút được các nhà lãnh đạo Navibank . Họ vẫn chưa thể quyết định và lên kế hoạch cho việc phát triển hoạt động này. Những nguyên nhân gây ra cản trở cho việc quyết định phát triển bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt có thể liệt kê sau đây:

2.3.2.2 Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan đầu tiên gây chở ngại cho hoạt động bao thanh toán tại Navibank là vấn đề về vốn. Mặc ngân hàng không ngừng phát triển trong những năm qua song thực tế Navibank nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung có năng lực tài chính yếu, quy mô nhỏ bé so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Điều đó thể hiện trước tiên là quy mô vốn nhỏ, điều này có ảnh hưởng rất nhiều khi phát triển bao thanh toán. Theo quy định của Quy chế bao thanh toán “Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán”. Với lượng vốn hạn hẹp

Navibank sẽ rất khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu ứng trước tiền cho các khoản phải thu của khách hàng đặc biệt là những khách hàng lớn. Trong khi đó hoạt động xuất- nhập khẩu thường có quy mô lớn đòi hỏi số tiền ứng trước khổng lồ, với năng lực hiện có của các NHTM Việt Nam chỉ có giải pháp duy nhất là đồng bao thanh toán.

Nguyên nhân thứ hai là do ngân hàng thiếu biện pháp hạn chế rủi ro. Hiện tại mặc dù Navibank đang kiểm soát chất lượng cho vay rất tốt song các biện pháp hạn chế rủi ro của ngân hàng chủ yếu theo phương pháp truyền thống như thẩm định cho vay, ràng buộc các yếu tố đảm bảo, thực hiện giám sát thường xuyên, trích lập quỹ dự phòng rủi ro song khi phát triển bao thanh toán chỉ những biện pháp đó thôi là chưa đủ. Và hiện tại, càng mở rộng cho vay, các biện pháp ấy càng khiến cho chi phí quản lý của ngân hàng càng tốn kém hơn, mức độ rủi ro cho vay cũng không giảm đi được nên ngân hàng thực sự đang thiếu những biện pháp hữu hiệu hơn. Bao thanh toán là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro, ngân hàng quản lý hộ các khoản phải thu của khách hàng và chính những khoản phải thu này là tài sản đảm bảo của khách hàng, việc quản lý các khoản phải thu khó khăn hơn quản lý các khoản vay vì ngân hàng không thể buộc “khách hàng của khách hàng” cung cấp thông tin đầy đủ cho ngân hàng chẳng hạn như việc yêu cầu bên mua cung cấp các báo cáo tài chính để ngân hàng phân tích là điều không thể.

Nguyên nhân thứ ba là do sự hạn chế của công tác nghiên cứu và phát triển dịch vụ và hoạt động marketing. Hiện nay, tại Navibank, công tác nghiên cứu và phát triển, hoạt động marketing được thực hiện chung tại phòng Marketing của ngân hàng. Việc không phân tách rõ ràng giữa hai công tác này khiến cho mỗi hoạt động không được chú trọng đúng mức, không được chuyên

môn hóa khiến cho hiệu quả hoạt động chưa cao. Việc phát triển hoạt động mới, cho ra đời các dịch vụ mới trên thị trường chủ yếu dựa trên danh mục dịch vụ sẵn có của các NHTM lớn, đi trước, công tác nghiên cứu và phát triển các hoạt động mới còn thụ động, chưa đón đầu được thị trường trong xu hướng tạo ra hoạt động mới phục vụ khách hàng. Không chỉ vậy Navibank chưa thực sự chú trọng vào hai hoạt động này, kinh phí cho hoạt động hạn hẹp khiến cho việc thực hiện hoạt động này rất khó khăn . Vì vậy nếu không có những sự cải thiện nhất định việc phát triển hoạt động bao thanh toán dễ đi vào lối mòn, không tạo ra được gì khác biệt, không có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Nguyên nhân thứ tư là do trình độ cán bộ, nhân viên ngân hàng. Cũng giống như bao NHTMCP khác trong nước, trình độ chung của cán bộ nhân viên ngân hàng trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể song so với các nước trong khu vực và trên thế giới trình độ cán bộ, trình độ nhân viên ngân hàng trong nước còn thấp. Navibank cũng như nhiều NHTM khác luôn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, có hiểu biết về các hoạt động, dịch vụ ngân hàng hiện đại phục vụ cho sự phát triển các hoạt động này tại ngân hàng, công tác đào tạo nghiệp vụ mới và công tác nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, cán bộ ngân hàng chưa được chú trọng. Hơn nữa bao thanh toán là một hoạt động đòi hỏi nguồn nhân lực trình độ cao song hầu như các cán bộ, nhân viên ngân hàng đều chưa có kiến thức chuyên môn chắc về hoạt động này. Hoạt động bao thanh toán là một hoạt động mới tại Việt Nam nên hầu hết cán bộ, nhân viên ngân hàng chưa được đào tạo hoạt động bao thanh toán. Hiện tại ở Việt Nam chưa có một chương trình chuyên sâu về hoạt động bao thanh toán thêm vào đó là tình trạng khan hiếm tài liệu, sách tham khảo, nhất là tài liệu bằng tiếng Việt. Điều này gây không ít khó khăn trong việc

nghiên cứu của các đối tượng, kể cả đối với bản thân đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng, các tổ chức tín dụng muốn tìm hiểu để triển khai hoạt động này.

Nguyên nhân thứ năm gây trở ngại cho ngân hàng khi phát triển bao thanh toán đó là uy tín ngân hàng trên thị trường chưa cao. Mặc dù thời gian hoạt động trên danh nghĩa của ngân hàng trên thị trường đã được 14 năm song trong 10 năm đầu ngân hàng chỉ hoạt động cầm chừng, chỉ 4 năm trở lại từ khi chính thức lên ngân hàng đô thị với tên giao dịch mới là NH TMCP Nam Việt hình ảnh ngân hàng mới được biết tới trên thị trường. Là ngân hàng mới thành lập, quy mô nhỏ bé nên uy tín ngân hàng chưa cao.

b. Nguyên nhân khách quan

Ngoài các nguyên nhân chủ quan ở trên, các nguyên nhân khách quan cũng gây khó khăn cho Navibank trong việc phát triển bao thanh toán cũng không ít.

Nguyên nhân đầu tiên là do hệ thống các văn bản pháp lý về kinh tế nói chung và các văn bản pháp lý về hoạt động bao thanh toán chưa được hoàn thiện. Đó là điều khó khăn đầu tiên trong việc phát triển bao thanh toán. Một số quy định trong Quy chế hoạt động bao thanh toán còn có những điểm chưa chính xác, thiếu sót. Theo Quy chế hoạt động bao thanh toán đưa ra khái niệm về bao thanh toán là “việc cấp tín dụng thông qua việc mua lại các khoản phải thu”, định nghĩa như vậy gây rất nhiều tranh cãi. Quan hệ tín dụng là một quan hệ tách bạch riêng, khác với quan hệ mua bán, nếu trong khái niệm đưa ra hai cụm từ vừa là quan hệ tín dụng, vừa là quan hệ mua bán thì sẽ rất nhập nhằng và gây khó hiểu cho người đọc cũng như người sử dụng những thuật ngữ này. Ngoài ra, trong các văn bản pháp luật liên quan đều đề cập chi tiết là việc

thực hiện hoạt động bao thanh toán phải được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận từ trước trong hợp đồng, điều này hạn chế phạm vi hoạt động của các tổ chức bao thanh toán cũng như quyền lợi được tham gia vào nghiệp vụ này của những công ty bán hàng không có thỏa thuận từ trước.

Một điểm còn yếu trong hệ thống luật của VN về hoạt động bao thanh toán đó là trong hoạt động bao thanh toán sẽ diễn ra một bước quan trọng: “chuyển giao quyền đòi nợ” từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán nhưng lại không thấy có quy định liên quan nào xác lập mối quan hệ này, như vậy việc chuyển giao này có được thừa nhận không, và trong trường hợp không được thừa nhận thì phải xử lý như thế nào. Bên cạnh đó, sau khi bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán thỏa thuận, ký kết hợp đồng bao thanh toán sẽ phải “thông báo bằng văn bản cho bên mua hàng” trong khi đó lại không nói rõ thông báo đó có hiệu lực thi hành như thế nào.

Hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng cũng chưa được tách bạch khỏi hoạt động tín dụng , sự quản lý gần như giống nhau hoàn toàn. Trong khi đó, yêu cầu để phát triển dịch vụ bao thanh toán ở các nước trên thế giới là việc tài trợ trong bao thanh toán sẽ “không thiên về khuynh hướng từng giao dịch cũng như không phải là hoạt động “chiết khấu” từng khoản phải thu riêng biệt”, các đơn vị bao thanh toán sẽ có những tiêu chí riêng để lựa chọn khách hàng và kiểm soát khách hàng, không phải giống hoàn toàn như tiêu chí của ngân hàng khi cho vay (có thể dựa vào tài sản đảm bảo và việc thẩm định người bán hàng), có rất nhiều yếu tố mà được các đơn vị bao thanh toán xem xét trong khi những yếu tố đó thường không được các ngân hàng để ý (ví dụ như rủi ro của đơn vị bao thanh toán không nằm ở chỗ người bán mà là ở chỗ khả năng thanh toán tiền của những người mua cũng như mức độ phân tán giữa các người mua).

Bên cạnh đó, Quy chế bao thanh toán không đề cập đến “khoản phải thu trong tương lai” tức là khoản phải thu sẽ hình thành khi bên bán chuyển giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua theo hợp đồng đã giao kết. Ngoài ra quy trình bao thanh toán theo Điều 13 của Quy chế này cho thấy đơn vị bao thanh toán chỉ có thể chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng sau khi khoản phải thu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã tồn tại. Điều này sẽ hạn chế hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam bởi vì theo thông lệ, hoạt động bao thanh toán bao gồm việc mua lại các khoản phải thu đang tồn tại hay là khoản phải thu trong tương lai miễn là khoản phải thu này có thể xác định và đơn vị bao thanh toán có thể chuyển tiền cho bên bán vào bất cứ lúc nào sau khi hợp đồng bao thanh toán được giao kết căn cứ vào quy định cụ thể của hợp đồng này.

Hơn nữa, Quy định của quy chế hoạt động bao thanh toán cho các tổ chức tín dụng có quy định bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán phải gửi thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán như vậy đã không tạo điều kiện pháp lý cho việc thực hiện hình thức bao thanh toán kín. Trong khi đó nếu hình thức bao thanh toán kín được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho NHTM đa dạng hóa hoạt động và tạo thuận tiện cho bên bán hàng.

Nguyên nhân thứ hai khiến cho sự phát triển bao thanh toán còn hạn chế là do sự thiếu minh bạch về thông tin. Ở Việt Nam kênh thông tin doanh nghiệp rất thiếu. Hiện nay, mới chỉ có Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN là đầu mối tập trung thông tin nhiều nhất phục vụ cho hoạt động cho vay của các ngân hàng. Tuy nhiên, thông tin từ CIC vì một số lý do khách quan vẫn chưa thể

cập nhật đầy đủ hoặc chưa chính xác thông tin khách hàng. Một số nguyên nhân có thể kể tới ở đây là do hầu hết các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam đều chưa được kiểm toán, đặc biệt là các DNV&N. Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán mặc dù thông tin đã được kiểm toán song chưa đảm bảo được độ chính xác của nguồn tin do chất lượng kiểm toán chưa cao…

Nguyên nhân thứ ba là do thiếu sự liên kết của các ngân hàng đã phát triển bao thanh toán. Kinh nghiệm ở các nước có hoạt động bao thanh toán phát triển là có sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức thực hiện bao thanh toán thông qua đại diện chung của họ là Hiệp hội bao thanh toán của quốc gia. Các Hiệp hội này sẽ bảo vệ lợi ích cho các thành viên, giúp đỡ, hỗ trợ các đơn vị bao thanh toán phát triển song ở Việt Nam chưa có Hiệp hội này và hoạt động của các tổ chức bao thanh toán còn rời rạc. Các ngân hàng phát triển sau như Navibank khó có điều kiện học hỏi, trao đổi khi không có Hiệp hội này,hơn nữa việc tham gia vào Hiệp hội bao thanh toán quốc tế sẽ tốn kém,thủ tục phức tạp.

Nguyên nhân thứ tư thuộc về phía khách hàng đó là sự thiếu kiến thức của người dân và doanh nghiệp về dịch vụ bao thanh toán và tâm lý e ngại của người dân khi sử dụng dịch vụ mới. Hầu hết, các doanh nghiệp hiện nay chưa hiểu hết lợi ích của hoạt động bao thanh toán mà coi bao thanh toán là một hoạt động tốn kém. Hơn nữa, các doanh nghiệp vẫn quen dùng các phương thức thanh toán truyền thống như chuyển tiền, L/C. Nhận thức của phần lớn các DNV&N ở Việt Nam cộng với môi trường kinh tế không ổn định khiến rất khó thuyết phục được họ nhận biết được những lợi ích mà bao thanh toán có thể đem lại về lâu dài qua các dịch vụ phong phú, đa dạng của nó như tư vấn về khách hàng, thu nợ hộ, quản lý các khoản phải thu của khách hàng, bảo hiểm

rủi ro. Chính tâm lý dè đặt trước sản phẩm mới của doanh nghiệp cũng góp phần làm thui chột đi sự năng động, sáng tạo và tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng.

Nguyên nhân cuối cùng là do sự hoạt động cầm chừng của các NHTM đã triển khai bao thanh toán gây tâm lý lo ngại cho các nhà lãnh đạo Navibank khi tiến hành phát triển bao thanh toán. Việt Nam đã có 15 ngân hàng đã được phép triển khai hoạt động bao thanh toán song theo số liệu báo cáo trong 15 ngân hàng này chỉ có 5 ngân hàng có giao dịch bao thanht toán thực sự trên thị trường đó là các ngân hàng HSBC Việt Nam, Vietcombank, UFJ Việt Nam, ACB và VIBank.Các ngân hàng đi trước đã khai thông thị trường bao thanh toán cho Việt Nam. Trong giai đoạn 2005-2006 các ngân hàng đi đầu khai thông cho thị trường như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), VIBank đã thu được những thành công nhất định song về cơ bản vẫn hoạt động cầm chừng. Doanh thu bao thanh toán năm 2006 mới đạt con số khiêm tốn là 120 tỷ VNĐ. Điều này sẽ gây lo ngại cho các nhà quản lý ngân hàng về tính ứng dụng của hoạt động mới này trên thị trường.

Những nguyên nhân chủ quan và khách quan nói trên sẽ gây rất nhiều khó khăn cho sự phát triển của hoạt động bao thanh toán vì vậy để có thể triển khai thành công hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt cần có những giải pháp thích hợp để hoàn thiện các điều kiện cho việc triển khai hoạt động bao thanh toán.

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 95 - 104)