Những nội dung tổng hợp nhiều mặt của đời sống xã hội và con ngườ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật trong tang thương ngẫu lục của phạm đình hổ và nguyễn án (Trang 40 - 46)

người

Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án ghi chép vơ cùng phóng khống. Trong 90 thiên truyện các tác giả đề cập khá nhiều tới khá nhiều lĩnh vực của hiện thực xã hội, đời sống con người, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa…và những phương diện nhân tình thế thái, chuyện lạ, chuyện xưa, nay. Trong sự phân loại mang tính tương đối. Chúng tôi khảo sát thấy 20 thiên truyện của cuốn sách tạm coi là những ghi chép mang tính tổng hợp nhiều mặt. Quả thật chúng tơi rất khó xếp chúng vào một ơ ngăn nào đó thật rõ ràng. Đó là các thiên như: Đứa con đen, Anh kẻ trộm làng Lâm Hộ, Sông Dụng, Sông Độc,…

Trước hết là những thiên ghi chép hay, chuyện lạ trong Tang thương ngẫu lục. Đọc những truyện này người ta thấy có một thế giới khác

đầy bí ẩn, vừa rùng rợn vừa kỳ lạ. Có khi là những thay đổi đột ngột của tự nhiên, con người khoa học xưa chưa thể lý giải nổi. Ví như ở hồ Hồn Kiếm, đương nửa đêm bỗng “Có vật gì mọc lên ở hòn đảo sáng rực bốn bể, bay sang tới bờ nam thì tắt, sóng hồ cuồn cuộn, sáng hơm sau tôm cá nổi lên mặt hồ không biết bao nhiêu mà kể” (Hồ Gươm). Hoặc “Trên gác nhà ấy có lắm ma quỷ hoặc hiện thành một vật gì to như cái đấu, đỏ chói và sáng rực bốn bề, một nhống thì tắt. Hoặc kêu reo ở trên xà nhà, soi đèn chẳng thấy gì cả!?”(Ma Đồng Xuân).

Chuyện động vật sinh ra người, người sinh ra dị nhân ngày nay khoa học có thể lý giải được nhưng xưa cho là điềm gở liên quan tới thể chế chính trị nhân dân rùng rợn kinh hãi và hoang mang như: “Mỗ là người ở Sơn Vi gặp một ông cụ già cởi áo cho mặc và dặn theo sau. Mỗ ngứa ngáy, một

lúc sau đã thấy mình thành một con hổ, các hổ khác kéo đến cùng mình thân cận, cùng ăn, cùng ở, được thịt thì chia cho mình ăn […] Chao ơi! Mỗ là hổ mà lại là người lạ lùng thật khơng xiết nói” (Hóa hổ). Hay “người gái ở phố

Lai Trào trấn Hoa Dương, lấy người lái buôn nước Tây đen, sau người lái buôn về nước nàng hỏi kỳ tái ngộ […] Dư khí hãy cịn xót lại… Sau này sinh mấy đứa con nữa thì đều như thường cả” (Đứa con đen).

Hư hư thực thực, có khi Phạm Đình Hổ ghi chép việc kinh dị trong dân gian, trên sông nước xung quanh truyện ma quỷ, môi trường sinh thái bất thường do loạn lạc, do tâm lý dân tình khiếp sợ chết chóc, đói khổ mà tưởng tượng ra chăng? Sơng Dụng ở huyện Nam Đàn, con sông lớn ở Hoan Châu là ví dụ điển hình: “Một lúc thấy mấy cái lâu đài nổi lên ở giữa dịng sơng, nhỏ như quyển sách, chỉ trong chớp mắt đã cao lên đồ sộ, kẻ đi người lại rộn rịch khá đông, […] Có hai con cá lớn bị cụt đầu nổi ở bên sông, nước sông đỏ khè”. Sông Độc ở xứ Sơn Nam, nguồn từ Hát chẩy ra. Sông Hát là chỉ lưu của sơng Phú Lương […] giữa sơng có cái cột khơng biết dựng lên từ bao giờ […] thì chỉ chốc lát, trong nước bỗng có hai con rắn xuất hiện, dài hơn một thước và to bằng ống tre, bò ngoằn ngoèo qua cái bãi ấy” (Sông Độc). Hồi quan Đốc đồng Nguyễn Đình Thạc có một người to lớn vào một nhà ở trong xóm bắt người mà ăn, nhà có mười ăn mất chín. Đó là giống người ở miền biên cảnh tây nam. Hồi năm Giáp ngọ…. có thấy trong kho Vũ khố của họ Nguyễn một bộ da người dài lớn cũng xuýt xoát như thế, trong chứa đầy trấu. Vậy chính người này thuộc về giống ấy (Người to lớn). Có một hang núi ban đầu cịn tối đen sau rạng dần, bên trong tiếng người ríu rít khơng thể hiểu, bọn lính cướp lấy cái ăn, họ tan chạy “Bọn lính sợ phải ra, dùng những tên nhọn vừa đi vừa bắn lại. Về thuật với mọi người, lại kéo vào xem thì đã chẳng thấy gì nữa” (Hang núi).

Ngoài việc ghi chép những việc quái dị trong tự nhiên, yếu tố thần

linh cũng xuất hiện trong Tang thương ngẫu lục. Điều này khơng cịn xa lạ

với độc giả. Ta từng thấy trong Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh và Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ…xuất hiện rất nhiều yếu tố ma quái. Song

đó khơng hồn tồn là thế lực xấu xa, hại người trần thế. Có khi đó lại là yếu tố trợ giúp con người trong đời sống. Nó thể hiện tâm lý của người Việt “ở hiền gặp lành”. Nó tạo cho con người niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, sống nhân nghĩa hiếu tình. Nội đạo tràng tác giả viết như sau: Trần Lộc muốn trừ tà yêu quỷ quái trong dân gian, ngồi nghỉ ở dưới núi, bỗng trên đỉnh núi, giữa khoảng rừng cây rậm rạp, có một ơng già đầu tóc bạc phơ đương đứng ngó xuống mà vẫy. Ông già vỗ về rằng “Nhà ngươi là người thành thực đốc hậu, Thượng đế khen ngợi, sai ta trao cho những bí quyết”. Ví như trong thiên Ma

Đồng Xuân cũng vậy viết về ông Trần Văn Vỹ khi đi thi hội trọ ở phường

Đồng Xuân nhà của viên nội thần. Ơng Trần khơng tin vào ma qi, nói ma quái muốn trêu thì cứ trêu mình, ngày đêm đọc sách mải miết. Ơng nằm mơ thấy một người con gái đẹp gõ vào giường mà nói “nhà Lê sắp mất ơng cũng không đỗ, đừng đọc sách để nạt tôi nữa”, năm ấy Trần đi thi không đỗ, chưa bao lâu xẩy việc quốc biến.

Trong tác phẩm Lĩnh nam chích quái lục, truyền thuyết họ Hồng

Bàng đã nói tới nguồn gốc dân nam ta, gắn liền với địa danh Động Đình. Các bậc tiền bối của chúng ta trước là tiền bối bên Trung Hoa, phần nhiều là thần hồ Động Đình như Kinh Dương Vương, Long nữ, Lạc Long Quân…Sách Vũ

trung tùy bút Phạm Đình Hổ đã kể về ơng Hồng Bình Chính. Trong Tang thương ngẫu lục tác giả kể về ơng Nguyễn Trọng Thường, có khiếu văn

chương thuở nhỏ được nuôi nấng dạy bảo. Một đêm ông chiêm bao thấy mỹ nhân đem chè, quả đến tặng biếu, cùng ơng trị chuyện nói cười thân mật. Từ

đấy ơng vẫn thường chiêm bao thấy thế. Rồi một đêm mỹ nhân từ biệt. Ông là người tài giỏi, 16 tuổi đỗ khoa Hương, rồi sắp thi kinh hội, đến cửa trấn nam chân nhân nói với ơng rằng: “Việc thổ nạp không phải việc của nhà ngươi. Tiền trình rộng lớn đừng nên đi theo đuổi việc thừa”. Bèn trao cho tập số Thái Ất, hẹn đến hồ Động Đình sẽ trả lại. Rồi ơng thi đỗ làm quan. Khi đi xứ Tàu, qua trạm Phù Dung ở hồ Động Đình, thấy vệ đường có hai cái miếu một cái đã đổ nát. Hỏi người dân bảo: “Cái miếu sắp đổ, thần húy là Nguyễn Trọng Thường, hương tan khói lạnh đã mấy chục năm rồi. Còn một cái miếu kia thờ bà phu nhân”. Sau đó ơng bỏ tiền cho người dân làm lại hộ. Khi đi sứ trở về qua hồ Động Đình ngủ tại trạm Phù Dung, lại thấy mỹ nhân đến. Sáng hơm sau ơng mất (Ơng Nguyễn Trọng Thường).

Tác giả kể câu chuyện đó như muốn nhắc tới luật nhân quả. Đồng thời cho thấy thần và người đi lại cũng như nguồn gốc xuất thân cao quý của nhân tài nước Việt.

Cùng nằm trong câu chuyện tiên giáng trần, hóa kiếp từ kiếp người này sang kiếp người khác như câu chuyện thần tiên xuất hiện trong thế giới cổ tích. Trong văn học bác học, những câu chuyện đó vẫn được ghi lại, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút bạn đọc trong thế giới quỷ thần hư thực đó là câu chuyện

Thần Tơn hồng đế: Hoàng hậu có mang đến ngày ở cữ mà vẫn chưa sinh

được khiến hoàng thượng lo lắng, chiêm bao thấy có người bảo “Hồng tử còn ở chợ Báo Thiên, hậu cung đã sinh mau sao được”, hoàng hậu sinh ra hoàng tử sau khi lão ăn mày chết, đó là sự tái sinh khiến người khơng thể tin được. Thiên Thánh Tơng hồng đế: Trước khi thái hậu có mang, chiêm bao

đến chỗ thượng đế, thấy thượng đế sai một vị tiên đồng giáng thế, làm vua nước nam và sai một ngọc nữ xuống để sánh đơi “Lúc bừng tỉnh giấc thì sinh ra Thánh Tơng, vết ngọc kh ở trên trán hãy cịn rõ rệt”.

Nói đến chuyện lạ, chuyện quái dị, chuyện thần tiên còn phải kể tới nhiều câu chuyện khác trong Tang thương ngẫu lục như: Hiển Tơn hồng đế

“những ngày mồng một và rằm, vua ra coi chầu ở hai bên điện ấy nối nhau sụp đổ, cỏ mọc lên thềm và ngập đến đầu gối”. Thành đạo tử, một chân nhân lên chơi núi nọ, cầm đuốc vào soi một hang đá, rồi đuốc tắt lạc không biết lối ra, đi sâu vào hang thấy những tủy đá nát nhẽo như bùn, ăn thấy mùi thơm ngon, đỡ đói. Một hồi lâu trở về nhà, mới biết người nhà để tang đã sắp mãn tang vì tưởng ơng đã chết. Hoặc giẫm chân vào nốt bàn chân to, có mang sinh ra một đứa con gái. Đứa con lọt lòng đã biết nói biết cười (Núi Đơng Liệt). Thần tiên xuất hiện, đầu tóc bạc phơ giúp trừ tà yêu quỷ quái trong dân gian (Nội đạo tràng). Người học trò nhân lúc đi chơi thấy trên vách có đề bài thơ, lời rất thê thảm, ngờ rằng đó là lời thơ ma (Thơ ma) đều được các tác giả chép vào đây. Những điều kì dị trong trời đất, tác giả đã khẳng định “không thể lấy lí mà lường được”.

Tang thương ngẫu lục còn ghi lại các sự kiện về con người, mồ mả. Ví như Anh kẻ trộm làng Lâm Hộ vì ăn trộm gặp phải hổ đói bị cào toạc đến một tấc thịt, đó cũng là bài học với người bạn của anh ăn trộm. Khi bạn khỏi anh này cũng không làm nghề ăn trộm nữa. Trong thiên này, tác giả ghi tâm sự của mình: “Cứu bạn trong khi nguy cấp đó là việc làm của những bậc danh sĩ thời xưa, nay lại thấy trong đám kẻ trộm thật cũng là lạ lắm”. Thiên ghi chép có tên Mả mẹ Đào Khản, tác giả viết về những điều khó hiểu trong dân gian “Mả mẹ mà lại ghi mượn vào tên con cũng là việc chưa từng thấy”. Họ Nguyễn Quế Ổ vốn là một họ danh tiếng đời Lê Trung Hưng … Sau nhà ấy sinh được những bậc danh tướng, có tiếng khỏe mạnh, nhưng phần nhiều về sau không được trọn vẹn, người ta cho là vì mồ mả xui nên (Mả tổ họ Nguyễn làng Quế Ổ).

Ngòi bút của tác giả khi viết về Nguyễn Hữu Chỉnh, tuy cách lí giải nhuốm màu phong thủy, thần bí, nhưng bản chất con người Chỉnh vẫn được tác giả bắt được “cái thần”:“Thân phụ thích về phong thủy […] giám sinh nhận lời bèn cắm cho một cái huyệt ở núi Cơn Đằng. Rồi đó người vợ có thai...Đỗ giám sinh đến cửa nghe tiếng khóc, giật mình mà nói: Đó là một kẻ gian hùng ở đời loạn, làm hại thiên hạ chính là ta rồi. Đứa trẻ ấy nhớn lên chính là quận Bằng” (Mả tổ quận Bằng). Ở truyện Mẹ ranh càn sát cũng có những điều ly kỳ : “Với lí do xin sang ngủ nhà bà ngoại, cậu bé 5, 6 tuổi nói dối cha mẹ đến gặp một người đàn bà cùng mấy chục đứa trẻ, người đàn bà hai vú dài tới một thước, họ đều sợ không giám ăn thịt ba ba, cá chép. Đó là những câu chuyện lạ người cầm bút khơng sao lí giải nổi”.

Tóm lại, với những ghi chép về các nhân vật lịch sử, về những điều đang diễn ra trong hiện thực xã hội, những chuyện quen, chuyện lạ, chuyện quái dị, chuyện xưa nay, chuyện về phong tục, về con người Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã đưa người đọc đến với một thế giới đa tạp, có sáng và có tối, có tốt đẹp và xấu xa, có điều cắt nghĩa được, lại có thế giới thần bí mà lẽ thường khơng thể lí giải được. Nhưng qua đó giúp người đọc có những hiểu biết sâu rộng nhiều mặt về cuộc sống, tự nhiên, con người… trong xã hội Việt Nam đương thời. Ngòi bút của các tác giả phơi trần bản chất xã hội Việt Nam dưới thời Lê mạt, khắc họa rõ chân dung của giai cấp thống trị, trên con đường xuống dốc.

Như vậy, người cầm bút bày tỏ thái độ phê phán nghiêm khắc xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX. Đồng thời gửi gắm nỗi niềm ưu ái với nước với đời, những suy nghiệm, tâm tư của họ trước cảnh đời thịnh suy và những cuộc tang thương dâu bể.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật trong tang thương ngẫu lục của phạm đình hổ và nguyễn án (Trang 40 - 46)