Việc sử dụng điển tích, điển cố trong văn chương trung đại như một đặc điểm cố hữu. Văn chương giai đoạn này mang tính qui phạm, ước lệ và tượng trưng cao. Trong tác phẩm của mình, đâu đó, Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cũng dùng điển tích văn học nhằm làm tăng giá trị biểu đạt nhờ sức hàm chứa nội dung và ý nghĩa sâu sắc trong việc tiết kiệm lời tới mức thấp nhất mà điển cố mang lại.
Để nói tới quan lại danh tiếng nhưng bị người đời “Hãm hại người tơi trung”, tác giả viết “Vì thế rồi ơng bị những nhời nói gièm. Khi đi xứ Tàu, qua thành Ứng Sơn, có làm bài thơ viếng Trung Liệt công” (Ơng Nguyễn
Cơng Hãng). Tác giả mượn câu chuyện để đưa vào câu nói của mình nhằm
tạo nên tầng nghĩa sâu rộng. Đó là câu chuyện về Trung Liệt công ông tổ năm đời là người nước ta theo quân Minh sang Tàu, nối đời ở tại thành Ứng Sơn (Hồ Bắc). Trung Liệt công đỗ tiến sĩ nhà Minh, làm quan đến tả đồ ngự sử vì đàm, bị hặc Ngụy Trung Hiền mà bị hại. Sau được truy phong và lập đền thờ. Ngòi bút của tác giả đã khéo léo đan cài các chi tiết để tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện cũng như gợi trí tị mị khám phá của người đọc.
Nói về chúa khi nhàn rỗi thường ngự giá chơi chùa, thả thuyền chơi trên hồ, hát khúc ca hái sen, trên dưới thấp thống những ánh sóng, bóng cây, tác giả mượn tích “Ngư phủ vào Đào Nguyên chơi cũng không phải quá
đáng”. Việc sử dụng điển tích của tác giả mang lại ý nghĩa khái quát cao, không mất nhiều câu chữ mà người đọc vẫn hiểu được vấn đề tác giả muốn gửi gắm. Thiên Ông Lê Trãi, tác giả bày tỏ sự tiếc nuối đối với một người
huân liệt mà bị tru di. Mượn tích “Chó cỏ rồng đất” để nói lên nỗi buồn của thế hệ. “Chó cỏ rồng đất” là vật cúng tế. Người xưa thường tết chó bằng cỏ nặn rồng bằng đất để cúng, cúng xong thì vất đi. Vì thế người ta thường nói “Chó cỏ rồng đất” để nói đến sự bạc đen của thế tình. Mượn câu nói trên tác giả không cần dùng nhiều mà vẫn bày tỏ nỗi lịng của mình đối với những công thần khi đã đánh dẹp cho nhà vua xong rồi mà bị nhà vua ruồng bỏ. Một niềm tiếc nuối, xót xa cho thân phận con người.
Trong thiên Ơng Đặng Trần Cơn mượn điển cố bài thơ ở sông Tiêu Tương “than người khách Sở” là tác giả mượn điển cố về Khuất Ngun. Ơng là tơi trung bị gièm rồi bị đuổi, phẫn uất tự trầm mình ở sơng Mịch La. Trong khúc Li tao của ơng có câu “Hộ phục ngải dĩ doanh yên hề, vi u lan kì bất khả hội” có ý than kẻ dở thì được tiến dụng mà người hay thì bị ghét bỏ.
Để nói về tài năng thơ của Đặng Trần Cơn có những vần thơ được người đời khen ngợi trong bài Văn yết miếu đức thánh (Khổng Tử):
Vô vị Huân Hoa Năng ngôn thiên địa
Nghĩa là ngài như Nghiêu Thuấn khơng ngơi và như trời đất biết nói. mượn tích này ngụ ý của tác giả nói đến tài năng cũng như văn thơ của nhiều người bị người đời lãng quên.
Như vậy, bằng việc sử dụng điển tích, điển cố, tác giả đã giúp người đọc nhận thức sâu sắc, thấu đáo vấn đề bằng cách nói tế nhị, hàm ẩn thơng qua các câu chuyện lưu giữ trong sử sách đời xưa, tạo nên tính hàm súc và hấp dẫn đối với bạn đọc.
Tóm lại, qua Tang thương ngẫu lục, người đọc thấy được tài năng
nghệ thuật của người cầm bút không chỉ ghi lại những điều tai nghe mắt thấy trong xã hội Việt Nam đương thời mà các tác giả còn thể hiện thái độ, bản lĩnh ghi lại những hình ảnh của một thời đại đầy biến động. Thái độ của nhà văn trước cái xấu xa, đê tiện cũng rất rõ ràng. Mặt khác, họ còn là những người “gạn đục khơi trong”, để khi gấp quyển sách lại ta khơng có cái cảm giác khó chịu nặng nề, gay gắt trong đám bụi bặm trần gian. Đó chính là sự linh hoạt, đa dạng trong ngịi bút của mình: khơng chỉ thấy nỗi đau của nhân dân trong cảnh binh đao, máu lửa, nghèo đói mà người nghệ sĩ cịn thấy được vẻ đẹp của con người, của quê hương đất nước. Những điều như thế có được là nhờ tấm lòng yêu quê hương đất nước, tâm huyết với sự nghiệp văn chương của các bậc tiền nhân.
KẾT LUẬN
1. Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án có giá trị nội
dung và nghệ thuật độc đáo. Bằng tài năng và tâm huyết của người cầm bút, Tùng Niên và Kính Phủ đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Ở đó, chân dung giai cấp thống trị được khắc họa rõ nét, với những đường nét tối xám. Bức tranh hiện thực xã hội đượm màu ảm đạm. Từ cung vua phủ chúa, quan lại ngang ngược lộng hành đến thế thái nhân tình. Tác giả cũng thể hiện sự am tường của mình trong nhiều lĩnh vực.
Tuy vậy, trong bức tranh sẫm màu đó, Tang thương ngẫu lục đem đến
cho đọc giả những nét tươi tắn sáng đẹp. Đó là những thiên truyện, những trang văn ghi chép về những con người làm nên lịch sử dân tộc. Họ là hiện thân của trí tuệ, của bản lĩnh, của văn hóa Việt. Đọc về họ, người ta thấy thấp thống hình tượng nghệ sĩ, tình cảm, thái độ của họ trước những giá trị văn hóa dân tộc: họ đã lưu giữ cho hậu thế những chân dung đẹp của lịch sử. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cũng khơng qn ghi chép về các danh thắng của đất nước để hoàn thiện bức tranh về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam trong Tang thương ngẫu lục.
2. Tìm hiểu về Tang thương ngẫu lục bước đầu khóa luận chỉ ra những
phương diện cơ bản nhất tạo nên thành cơng của tác phẩm. Đó là việc sử dụng những thể loại khác nhau (ký và truyện ngắn). Các biện pháp nghệ thuật
(nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố) và giọng điệu trần thuật góp phần khắc họa rõ nét giá trị nội dung của tác phẩm.
Đằng sau những trang ghi chép và nhiều thiên truyện độc giả còn nhận ra tấm lòng sâu nặng đối với con người, với quê hương đất nước của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án.
3. Việc tìm hiểu tác phẩm Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, đem lại cho tác giả khóa luận và bạn đọc cái nhìn đúng đắn tích cực về giá trị tác phẩm và tấm lòng của nhà văn trước thực tại đương thời. Nghiên cứu đề tài này cũng mang lại cho bản thân tôi nguồn tri thức quý báu về tác phẩm “truyện ký” trong nền văn học Việt Nam trung đại, giúp ích cho tơi trong sự nghiệp sau này.