Thể loại truyện ngắn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật trong tang thương ngẫu lục của phạm đình hổ và nguyễn án (Trang 48 - 50)

Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hàng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống.

Tang thương ngẫu lục là một sáng tác thời trung đại phần lớn những thiên ghi chép trong tác phẩm thuộc thể ký, song vẫn có những thiên được xếp vào thể truyện ngắn. Đất nước ta có bề dày lịch sử, có biết bao anh hùng dân tộc đã không quản hi sinh tài sản và xương máu, trí tuệ và sức mạnh… đứng lên đòi độc lập. Sử dụng thể loại truyện ngắn, tác giả phát huy vai trò của hư cấu tưởng tượng. Truyện phải có đầu có cuối và có cốt truyện để kể lại. Ở đó, người viết có thể khai thác mạch nguồn dân gian mà kho tàng truyện dân gian nước ta đã tích lũy trên một ngàn năm lịch sử. Bằng việc thần thánh hóa, huyền thoại hóa những bậc anh hùng mà mình sùng kính. Tất cả những hình tượng đó người cầm bút đã khai thác triệt để, dung nạp, sáng tạo nên những thiên truyện. Có thể thấy ở Tang thương ngẫu lục có những thiên truyện đẹp như: Ông Chu Văn Trinh, Ông Lê Trãi, Ông Phạm Ngũ Lão,… Ví như kể về danh nhân văn hóa trong chuyện Ơng Chu Văn Trinh, đây là hình ảnh về

người học trò thủy thần làm mưa cứu dân :“Hai thiếu niên đi thì một lúc mưa xuống như trút. Bỗng chốc thấy có hai than thuồng luồng cụt đầu rơi xuống, ông thu nhặt lại rồi đem chơn”. Trong thiên Ơng Lê Trãi tác giả sử dụng yếu tố hoang đường kỳ ảo nhằm thần tượng hóa nhân vật của mình. Gạt đi yếu tố đó con người thực, việc thực hiện ra là người tài giỏi cả văn lẫn võ, ông thường tham dự vào quân trướng bàn tính mưu lược có được những chiến thắng vang dội: “Trận Tốt Động quân ta đại thắng, tiến đến áp bức thành Đông Đô… đánh nhau với giặc ở núi Mã Yên, chém chết Liễu Thăng, bắt sống bọn Thơi Tụ, Hồng Phúc hơn 3 trăm người”. Ngồi ra, ơng cịn là cây

bút kỳ tài, chính ơng là người viết nên áng thiên cổ hùng văn bất hủ Bình Ngơ

đại cáo, bên cạnh đó ơng có bài Bia thần đạo ở Vĩnh lăng tại Lam Kinh

Chỉ với vài câu ghi chép, người đọc thấy được chân dung nhân vật hiện lên: Ông Lê Thời Hiến lúc hàn vi từng đi ăn cắp để giúp đỡ Đào Duy

Từ, ông hỏi (Đào Duy Từ) định bao giờ đi, chàng Năm nói sáng mai sẽ đợi để từ biệt ở trạm Hồng Mai. Ơng y hẹn đi qua hiệu bán vàng bạc ở Hồnh Đình, vào cuỗm lấy hai món đồ rồi chạy đi rất nhanh khơng ai đuổi kịp. Đến Hồng Mai, thấy vợ chồng chàng Năm đã ở đấy, hành lý trơ trỏng chỉ có mấy cân gạo. Ông đưa tặng đồ vàng. Cách lý giải chính trị của tác giả có vẻ rất hồn nhiên: khi quân Đàng Trong và Đàng Ngoài giao tranh, Đào Duy Từ biết quân Đàng Ngoài do Lê Thời Hiến chỉ huy nên rút lui.

Đi sâu vào quá khứ, bay bổng bằng tưởng tượng, trang hồng bằng kì ảo, Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án có những thiên truyện ngắn hấp dẫn, lơi cuốn bạn đọc: (Ma Đồng Xn, Hóa hổ, ơng Phạm Ngũ Lão, Dật sư của ông

tiên họ Phạm, Hồ Gươm,…).

Bằng yếu tố hoang đường kì ảo, nói về chuyện ma quỷ, bay bổng bằng tưởng tượng và những điều khơng thể lí giải nổi: “Trên gác nhà ấy có lắm yêu quái, hoặc hiện thành một vật to như cái đấu, đỏ chói và sáng rực bốn bề, một nhống thì tắt” (Ma Đồng Xuân). Đương nửa đêm có vật gì nổi lên sáng rực bốn bề, sáng hơm sau tôm cá nổi lên mặt hồ không biết bao nhiêu mà kể “Có người nói ở nhà Trung hịa trong phủ chúa, có vật mọc lên từ nóc nhà, sáng rực rồi tắt cũng giống như ở hồ Hoàn Kiếm” (Hồ Gươm).

Thiên truyện về Ông Phạm Ngũ Lão với những sự kiện độc đáo lôi

cuốn người đọc: “Quân giặc lấy ngọn giáo đâm vào đùi, ông vẫn cứ ngồi yên như cũ”. Phạm Ngũ Lão là người giỏi tài nghệ, đánh thắng giặc Ai Lao…Bằng lòng ngưỡng mộ và tài sử dụng ngôn từ tác giả đã dựng lên chân dung của vị tướng đời Trần hết sức ấn tượng.

Một truyện khác chép về thú ăn uống và tính cách con người. Kể về

Ơng Nguyễn Đăng Cảo thích ăn thịt chó và rượu ngon, ngồi ra khơng ham

thích cái gì khác. Ơng thơng minh, có tài nhưng ngơng nghênh, bị biếm truất mấy lần. Gặp một đạo nhân, xin bỏ việc đời để tu tiên, đại nhân yêu cầu phải kiêng nhiều thứ mà thịt chó là một trong số các món đó thì ơng cũng vâng lời. Nhưng khi qua hàng thịt chó, mùi thơm sực nức, nén chịu không được, ông xin ăn bữa cuối cùng. Đạo nhân bằng lịng nhưng sau đó tun bố khơng thể đi tu được. Vậy là lý tưởng tiên thánh không chiến thắng được con người trần tục.

Kể một câu chuyện khác về Ơng ng Sĩ Đoan : khi hàn vi ông phải ở rể nhà giàu, vợ coi thường ông và cả bạn bè ông. Gặp khoa thi, ơng sửa soạn ứng thí thì người vợ keo kiệt khơng cấp hành lý mà còn lột hết cả quần áo, khiến ông phải lội xuống ao núp. Một cô gái làng bên đi bán vải thương tình xé vải tặng ơng đóng khố. Sau này thi đỗ, ơng đã cưới người con gái đó làm vợ, phong là chính phu nhân.

Như vậy, thể loại truyện ngắn có đóng góp rất lớn trong Tang thương

ngẫu lục. Sử dụng truyện ngắn, tác giả có thể hư cấu, dùng thủ pháp nghệ

thuật của thần thoại, sử thi, truyền kì. Vì vậy, người và cảnh, cảnh và tình dùng trong tác phẩm phong phú, dồi dào. Đó chính là tài năng nghệ thuật của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật trong tang thương ngẫu lục của phạm đình hổ và nguyễn án (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)