Vấn đề nhân tình thế thá

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật trong tang thương ngẫu lục của phạm đình hổ và nguyễn án (Trang 28 - 30)

Lục đục chính trị xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới nhân dân. Thảm cảnh chiến tranh dân chúng là người đầu tiên hứng chịu. Nguyên nhân dẫn đến sự rối ren chính là mối “tắc loạn” từ những người cầm quyền nước, sự tranh dành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

Đủ biết là dân tình khổ cực đến mức nào, bằng ngịi bút tang thương các tác giả khơng chép chuyện đói kém, mất mùa thành một truyện riêng, nhưng các trận đói khủng khiếp năm 1741 bắt đầu từ Hải Dương và năm 1774 xảy ra ở Thuận Hóa, người chết đầy đồng, một trăm đồng không đổi lấy được bữa ăn, đến nỗi ăn cả chuột, rắn không thể khơng nhắc tới. Đó là kết quả tất nhiên của việc vơ vét của cải, xây lăng tẩm, chùa chiền. Nhưng đói kém khơng nguy bằng giặc giã. Mượn màu sắc hoang đường Người nông phu ở Như Kinh, Người nông phu ở An Mô, các tác giả tố cáo chiến tranh, lên án tập

đoàn Lê – Trịnh tuyển binh và xô đẩy biết bao người dân vô tội vào cuộc chiến. Với Người nông phu ở An Mô tác giả cho thấy rõ điều đó: khơng có cái ăn phải đi ăn xin, đói nóng sơi bụng khơng ngủ được, qn mã triều đình tung hồnh lúc nửa đêm tuyển lính. Bởi chiến tranh đói kém dân tình phải đi nơi khác “Chúng tơi đây làng nhỏ dân nghèo, nay sau cơn binh lửa, họ trôi dạt chưa về không lấy ai để bắt nộp được”. Nạn nhân là những người dân vô tội, bác nơng phu ở An Mơ bất đắc dĩ có tên trong sổ lính, nghe tin có tên trong sổ lính bác nơng phu ăn uống no say để chết. Người làng cũng đồng tình họ không chịu được thực trạng bất công, thà chết đi cịn hơn làm lính khổ sai.

Thái độ của nhà văn trước xấu xa đê tiện nay cũng rất rõ ràng.

Tượng già Lam ở ngôi chùa đồng được chép: “Quí hạ năm Mậu Ngọ 1798, vợ

chồng anh Mỗ người làng Kim Ngưu huyện Văn giang cùng nhau gánh rơm cỏ nát ra đồng để phủ khoai. Buổi trưa bỗng thấy một người đàn ông to lớn, cao hơn một trượng, mặt đỏ như gấc trong một ngôi chùa giữa đồng đi ra, lôi người đàn bà vào trong chùa. Mỗ vừa chạy vừa kêu, về đến cổng làng thì người làng chạy ra rất đông, cùng mỗ đến cái chùa ấy. Mọi người vào chùa thấy người đàn bà đang đứng dựa cột… ai nấy kinh dị, bèn đạp đổ pho tượng mà phá đi”. Khó có thể hình dung được xã hội ơ trọc đến vậy. Phật điện là nơi hành lạc, làm cho sắc mặt của tượng già Lam cũng biến đổi, quả tình ngịi bút miêu tả thật tài. Đúng là “Phong trần đến cả sơn khê, tang thương đến cả cây

kia cỏ này”.

“Đời suy thói tệ” làm cho ngịi bút của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án khơng thể khuôn hẹp vào một vài câu chuyện trong nhân gian, đâu đâu cũng muôn màu thê thảm. Có lẽ vì thế họ đặt tên cho cuốn sách của mình là “tang thương”, thiên ghi chép về Người nông phu ở Như Kinh cho thấy rõ

điều đó “Một bác nơng phu người làng Như Kinh đi ra ngoài đồng kiếm củi, gặp một đám đại quân tiến đến, bèn đặt gánh củi xuống đứng ven đường […] bấy giờ đương hồi đói khát, bác nơng phu được bữa thết ăn uống thật no say, chẳng mấy chốc đạo trung quân đến xe ngựa kéo qua đơng nghìn nghịt và rất mau gấp… họ bắt giữ lấy vì cho là ma quỷ”. Chẳng thể làm ngơ trước sự đời, ngịi bút của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án dần dần đưa độc giả đi hết lĩnh vực này tới lĩnh vực khác. Thế giới người, trước sự phân tích của tác giả đang “biến dạng” một cách tàn nhẫn. Những câu nói của Phạm Đình Hổ như hằn lên nỗi nhức nhối nhân tình: “Binh lửa vừa yên, bệnh dịch nổi lên rất dữ. Người ta thường ban ngày trông thấy ma quỷ, tiếng kêu rên, tiếng khóc chen lẫn với nhau” (Người nông phu ở Như Kinh).

Qua ngòi bút của các tác giả giúp bạn đọc thấy được đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực, chế độ thi cử thay đổi dưới tay nhà chúa, nhân dân hoang mang, cuộc sống đảo lộn, giá trị con người bị hạ thấp, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc bị coi khinh… nghe tiếng kêu khóc lúc nửa đêm khơng cần tìm hiểu ngun nhân mà triều đình sai người đập phá tượng đá vất vào lị lửa “Chùa nay đã triệt bỏ, khói mờ cỏ rậm phất phơ trong ngọn gió thu, muốn tìm thấy một hịn ngói vụn, một viên gạch tàn cũng khơng thể được” (Chùa Tiên Tích).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật trong tang thương ngẫu lục của phạm đình hổ và nguyễn án (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)