Những thể loại trong Tang thương ngẫu lục 1 Thể ký

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật trong tang thương ngẫu lục của phạm đình hổ và nguyễn án (Trang 46 - 48)

3.1.1. Thể ký

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ký là loại hình văn học trung gian, năm giữa báo chí và văn học. Khơng nhằm miêu tả q trình hình thành tính cách cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh. Nhà văn viết ký luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm”[7,tr.162,163].

Vì vậy khi viết Tang thương ngẫu lục Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã sử dụng thể ký với những thành cơng nhất định. Họ đã hịa mình vào các sự kiện, nhân vật với tư cách là người trong cuộc. Theo khảo sát của chúng tơi có khá nhiều thiên tiêu biểu cho thể ký như lời Phùng Dực Bằng Sơ có nhận xét mà chúng tơi đã giới thiệu ở phần trước.

Tác phẩm viết theo thể ký, nói chung, gồm những thiên ký sự chân thực, sinh động. Góp phần tạo nên thành cơng nghệ thuật lớn của nhà văn. Ký là ghi lại những điều tai nghe, mắt thấy, khơng được viết về q khứ, khơng có hư cấu và không được dùng thủ pháp nghệ thuật của thần thoại, sử thi, truyền kỳ…Vì vậy mà xuất hiện khá nhiều thiên ghi chép về những “người thật” hay việc thật. Đó là những trang viết về người thực (Ông Chu Văn

Trinh, Ông Lê Trãi, Ơng Phạm Đình Trọng, Ơng Phạm Ngũ Lão, Ông Nguyễn Văn Giai, Ông Nguyễn Cơng Hãng, Ơng Nguyễn Bá Dương, Ơng Lê Thời Hiến, Ông Nguyễn Trọng Thường,…), việc thực (Chuyện cũ trong phủ chúa, Quận mã Đặng Lân, Thi hội…), cảnh thực (Bài ký chơi núi Phật Tích, Chùa Tiên Tích, Hồ Hồn Kiếm, Chùa Kim Liên, Đền Trấn Vũ,…) sắc nét, lôi

Thiên Chuyện cũ trong phủ chúa chỉ kể lại chuyện chúa Tĩnh Vương – tức Trịnh Sâm chơi tết trung thu ở Bắc cung đã nói lên cuộc sống xa hoa, vơ độ của phủ chúa. Thiên Quận mã Đặng Lân lại tố cáo sự thối nát của tập đoàn phong kiến và sự ngơng cuồng càn rỡ của bọn hồng thân quốc thích. Những ghi chép như thế đã dự báo sự sụp đổ là điều tất yếu đối với triều chính.

Để dựng lên chân dung Ông Phạm Tấu tác giả ghi rõ: Phạm Tấu

xuất thân thế gia, thông minh, đọc rộng các sách, văn chương khoáng đạt mạnh mẽ, thi đậu tiến sĩ. Cha ông quan Đông các, gia nhập cuộc khởi nghĩa của Tơn thất nhà Lê, bị hành hình, đã lớn tiếng khẳng định: “đã lâu nay danh phận khơng cịn rõ, cịn biết đâu mà phân biệt thuận với nghịch”. Phạm Tấu sống như một người điên giữa kinh thành, nhưng đã có lần Phạm đã chế giễu quốc lão Nguyễn Hoạn. Ý nghĩa phê phán quả là sâu sắc.

Có những cảnh được tác giả ghi chép lại với nhìn khách quan, khơng bày tỏ cảm xúc rõ rệt. Đó là Bài ký chơi núi Phật Tích: “Giờ dậu lên chùa

Thiên Phúc, nhà sư trụ trì là Tịch Khiết mời ngồi chơi nói chuyện. Tịch Khiết là người làng Thiên Phúc trị chuyện rất có vẻ phong nhã. Giờ tuất trở về đền phu nhân […] sách Thiên nam quốc ngữ nói mả Lữ Gia ở vườn trúc chưa đằng nào phải […] hãy cứ ghi vào đây để đợi người thức giả”.

Với việc sử dụng thể ký trong tác phẩm, các tác giả đã ghi lại chân thực con người, sự việc, cảnh thực như những thiên Ông Lê Trãi, Ông Chu Văn Trinh, Ông Phạm Ngũ Lão, Liệt phụ Đoàn phu nhân,…Đặc biệt là những

tấm gương sáng về những con người làm nên lịch sử. Thể ký cũng giúp cho ngòi bút phản ánh cuộc sống xa hoa nơi vương phủ, sự càn rỡ của tầng lớp quan lại…Qua đó, giúp bạn đọc thấy được tài năng và sự linh hoạt của người cầm bút.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật trong tang thương ngẫu lục của phạm đình hổ và nguyễn án (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)