Để đem đến bức tranh về vẻ đẹp cuộc sống, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, con người các tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả để truyền tải tới người đọc tạo nên hiệu quả nghệ thuật độc đáo. Ví như người đọc đến chơi núi Phật Tích tác giả miêu tả khung cảnh từ đường đi đến những ngôi đền gối vào núi, tượng thờ hai bên, dòng nước xanh như lam...(Bài kí chơi núi Phật Tích). Qua đó người đọc thấy con mắt quan sát tỷ mỉ cẩn thận của người cầm bút, miêu tả khung cảnh từ chi tiết tới cụ thể để khi đọc từng trang sách ta cảm nhận được một bức tranh với những nét vẽ tuyệt vời.
Thông qua việc miêu tả Chùa Tiên Tích: “Bên cạnh cầu mấy chục bước, phía nam cù và phía bắc hồ dựng cái ly cung để lam chỗ vua ngự giá chơi, trồng 6,7 cây muỗm, cây trắc và cây thơng, cành lá chi chít đến nỗi ánh mặt trời không lọt xuống được”. Chùa Thiên Mụ “Tục truyền khi xưa nhà
phong thủy khai đào sông núi, thấy có một bà cụ già bảo người làng đấy dựng chùa để đón các thần thiêng về núi nhân đặt tên là chùa Thiên Mụ”. Đây là những quan sát và miêu tả đền Trấn Vũ: Tượng đồng cao mấy chục thước, lại có bốn nguyên súy đứng ở bên cạnh, uy dũng nghiễm nhiên (Đền Trấn Vũ). Tả Tháp Báo Thiên người cầm bút quan sát: “Tháp xây mười hai tầng cao mấy chục trượng” (Tháp Báo Thiên) hay miêu tả Chùa Kim Liên, tác giả cũng dùng ngòi bút quan sát tỷ mỉ: “Chùa quay lưng ra sông Nhị Hà, Hồ Tây diễu quanh trước mặt, khói sóng man mác trờ nước một màu […] tháp gạch xây ở trên, khóm trúc cột tùng phơ phất”.
Thông qua việc sử dụng biện pháp miêu tả, người đọc có thể hiểu được, nhìn thấy được phong cảnh qua từng trang viết. Đồng thời qua đó ta thấy ngịi bút tài tình của người cầm bút, đầu óc quan sát và đặc biệt là sự am tường về nghệ thuật