“Chỉ du dú ở trong một ngơi điện cổ kính, kéo dài cuộc đời nhàn tản vơ vị của mình” [15,tr.102]. Đó là ơng vua bù nhìn đớn hèn, vơ dụng thời nhà Lê. Bởi hiện thực xã hội đương thời tồn tại song song vua Lê – chúa Trịnh. Thực quyền nằm trong tay nhà chúa ngày một lớn mạnh, lấn át quyền của vua Lê. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã khắc họa cảnh tượng ăn chơi phù phiếm nơi phủ chúa, dựng lên bức tranh chân thực về xã hội đương thời.
Đó là Trịnh Sâm chơi bời hoang phí: “Mỗi năm đến tết Trung thu từ trước mấy tháng, chúa phát gấm trong cung để làm hàng trăm, hàng nghìn cái đèn lồng, cái nào cũng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng” (Chuyện cũ trong phủ chúa). Sau này Trịnh Sâm sẽ chuốc lấy hậu quả: chết vì ăn chơi đến kiệt sức (Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác có tả kỹ). Lối chơi bời trác táng này không phải chỉ đến Trịnh Sâm mà trước đó Trịnh Cương, Trịnh Giang đều nếm cả. Trong phần Quốc dụng chí Phan Huy Chú
có chép: “Trịnh Giang hoang dâm, mắc bệnh phải xây cung Thưởng Trì ở dưới đất để ở. Việc triều chính mặc cho bọn hoạn quan, Giang sợ nắng gió, bình thường phải ở luôn trong thâm cung và đi lại phải thắp nến suốt ngày đêm”. Chúa lấy hết quyền vua và bỏ mặc chính sự nên được dịp cho bọn tay chân bất tài vơ dụng hồnh hành thao túng. Chỉ một đoạn văn rất ngắn thơi Kính Phủ Nguyễn Án cũng lột được bộ mặt của Đặng Lân: Quận mã Đặng Lân là em bà Đặng tuyên phi của chúa Tĩnh Vương, thường hay ngông càn phạm phép, cưỡng dâm người ta không được nên cắt vú họ, thực là những việc không thể chấp nhận được. Cậy quyền thế của người chị làm những việc càn rỡ “nuôi trong nhà hơn trăm gia đồng, thường cho đội mũ, đeo gươm, ra
ngoài phố chợ nhung nhăng, uống rượu đánh người bị thương” (Quận mã
Đặng Lân).
Viết về quận mã Đặng Lân, sách Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ
nhất cũng miêu tả tương tự: “Đặng Mậu Lân này vốn là một tên hung bạo, từ khi thị Huệ được chúa yêu dấu. Lân lại càng ỷ vào thế chị để làm những việc càn rỡ Hết thảy áo quần, xe kiệu của y đều rập khuôn theo đúng như kiểu vua chúa. Thường ngày Lân vẫn đem theo vài chục tên tay sai cầm gươm vác giáo đi nghênh ngang khắp kinh ấp. Hễ gặp xe kiệu, bất kỳ của đám quan quân nào Lân đều cà khịa đánh nhau […] người thiên hạ sợ Lân hơn sợ beo sói”.
Nhằm lật tẩy bộ mặt quan lại của xã hội đương thời tác giả bày tỏ thái độ của mình qua mỗi thiên truyện. Vì vậy dưới ngịi bút Nguyễn Án một lần nữa ta lại được nhận diện khơng khí ăn chơi nhăng nhố. Vì chiều lịng chúa mà thiên hạ náo loạn “Cung nhân qua lại mua bán, vừa mua vừa cướp, không cần hỏi giá bao nhiêu” (Chuyện cũ trong phủ chúa). Tội ác nảy sinh tội ác, ý chúa là ý trời, nửa đêm đến ao xuống thuyền, gõ ván hò reo, đi lại vi vút và lênh đênh trên sông, tiếng đàn, tiếng sáo ca hát reo hị khơng cần biết đến xung quanh “Chúa nhìn ngắm lấy làm vui sướng đến mãi gà gáy mới về”
(Chuyện cũ trong phủ chúa).
Việc thi cử thu vào cõi mắt tang thương của nhà văn như một ngày hội, nhốn nháo “Trăm quan đội mũ phốc đầu, mặc áo bổ phục, đi hùa dong đai chững chạc chầu hầu xung quanh”(Thi hội). Cùng với sự thay đổi lề lối trong phủ chúa là hệ thống đơn vị hành chính và quan lại cấp dưới cũng thay đổi theo. Việc thi cử cũng theo đó mà thay đổi, trước sự đổi thay ấy những người trong cuộc cũng khơng bằng lịng, quan thượng thư Nguyễn Bá Lân là người “xưa nay vẫn giữ đạo tôn phù nhà vua, truyền dõi trải hơn hai trăm năm, nay một sớm đổi thay sợ làm kinh hãi sự xem nghe của mọi người” (Thi
thay đổi ấy,những người ta thấy “nhà Lê còn lâu bền được sao”. Cũng bởi thực tại cuộc sống xã hội đương thời đã “bẻ cong” những tấm lòng ngay thẳng như Nguyễn Bá Lân, ơng bất bình trước sự thay đổi lề lối thi cử, nêu lên ý kiến của mình mà phải chịu tội chém đầu.
Kể chuyện Ơng Nguyễn Trật Phạm Đình Hổ viết: Được thầy địa lý tìm cho một thế đất tốt. Nhưng điều đặc biệt là tuyên bố của ông thầy này “Tiến sĩ phải học mà có được thì có gì lạ”. Với chủ trương ấy, thầy địa lý còn bảo đem đốt hết sách vở! Đến khoa thi hội, Nguyễn Trật miễn cưỡng lều chõng đi thi. Ông trải qua các trường nhất, trường nhì do người quen giúp. Đến trường ba, nhặt được một mảnh giấy cứ thế chép cũng đỗ. Đến trường thứ tư, ơng nằm mơ thấy có vị thần nói chữ “gừng”. Khi vào thi, ơng đem theo gừng. Bấy giờ tiết xuân lạnh giá. Chiều tối một lều bên cạnh có một thí sinh đau bụng kêu rên. Ông đun nước gừng đổ cho uống. Người thí sinh nọ lấy quyển văn ra bảo “Đây là bài văn rất đắc ý của tôi, may chưa đề tên, xin để đền báo. Mong ông anh ra khỏi trường, dù chết cũng khơng băn khoăn gì”. Sau đó, ơng trúng cách, việc bị lộ, triều đình bãi bỏ kỳ thi đình.
Thiên truyện giúp người đọc thấy được sự gà mờ của cả quan trường và vua mà dẫn đến đỗ đạt, qua đó tác giả tố cáo chế độ khoa cử lỏng lẻo của xã hội Việt Nam đương thời.
Ngòi bút của các tác giả chỉ với từng ấy thiên truyện đã giúp người đọc thấy được cõi tang thương của một chế độ, một dân tộc. Nạn nhân của họ chính là người dân: “Đặng Lân cưỡng gian một người đàn bà không được bèn cắt vú người ta…uống rượu say đánh người bị thương” (Quận mã Đặng Lân), “cung vua phủ chúa nửa đêm reo hò ca hát đến tận gà gáy mới về” (Chuyện
cũ trong phủ chúa).
Thu vào trong cõi mắt tang thương ấy, người cầm bút đã dựng lên bức tranh chân thực, sống động những việc diễn ra nơi phủ chúa. Từ việc triều
chính (Thi hội), đến những thú vui xa xỉ của vua quan phong kiến (Chuyện cũ
trong phủ chúa), sự suy thoái đạo đức trong thế giới hoàng tộc, trưởng giả,
tầng lớp chóp bu trong xã hội (Quận mã Đặng Lân). Sự rối ren của tầng lớp thống trị đương thời là ngọn nguồn cho mọi lầm than của nhân dân. Nhân tình thế thái suy giảm, các giá trị văn hóa dần bị xem thường.