2.3.1. Di tích lịch sử văn hóa
Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Di tích lịch sử văn hóa cũng chính là bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa rất lớn khơng chỉ trên lĩnh vực lịch sử mà còn trên lĩnh vực văn hóa xã hội. Là người có ý thức trách nhiệm sâu sắc, ngòi bút của các tác giả luôn trăn trở với việc lưu giữ, bảo vệ những giá trị văn hóa, di tích lịch sử của dân tộc. Họ đã dựng lại những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng với nhiều màu sắc.
Theo khảo sát bước đầu, chúng tôi thống kê được 10/90 thiên truyện tác giả viết về di tích lịch sử văn hóa của dân tộc: Cái miếu ở cửa Đông Hoa, Bia núi Thành Nam, Miếu Thuần dương tổ sư, Miếu Thanh Cẩm, Thành cũ Trào Khẩu, Đền Trấn Vũ, Cửa kinh thành,…
Nói về di tích lịch sử văn hóa các tác giả chủ yếu viết về chùa chiền, đền miếu. Đó là nét đẹp văn hóa gắn liền với truyền thống của người Việt. Mặt khác, đó cịn là quan niệm tín ngưỡng dân gian về khơng gian nơi linh thiêng. Những giá trị văn hóa đó được dựng lên như thế nào, vẻ đẹp ra sao chúng ta sẽ thấy rõ hơn qua mỗi thiên ghi chép.
Trước hết, chuyện về Cái miếu ở cửa Đông Hoa. Miếu một nơi thờ cúng linh thiêng, có giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của dân tộc. Từ đời này
sang đời khác, đó là biểu tượng đem lại giá trị tinh thần nhất định. Việc thờ cúng trở thành phong tục của con người Việt Nam. Nhà vua xuống lệnh rất nghiêm khắc đắp thành Thăng Long từ đời vua Lý Thái Tổ. Học trị Phạm Sinh yếu ớt khơng kham nổi việc nặng nhọc ngã lăn ra bị phu tráng đắp đất chồng cả lên “Sau mấy tháng người vợ mới ở nhà quê lên ngoảnh mặt vào tường thành mà khóc khơng dứt. Thành bỗng nhiên đổ, Phạm Sinh lộ ra mặt vẫn tươi tỉnh như lúc sống, ai trông thấy cũng phải kinh dị”. Đây là những lí do khơng thể lý giải nổi trong dân gian. Họ quan niệm dựng lên miếu thờ là hành động tốt đẹp. Có pha chút màu sắc hoang đường kì ảo thiên truyện trở nên hấp dẫn lôi cuốn người đọc, chỉ với một cái miếu thờ người đọc có thể nhìn thấy cả cõi linh thiêng.
Với thái độ giữ gìn và trân trọng nhà văn miêu tả tương tự Bia núi Thành Nam là nơi ghi lại công trạng của cá nhân có những đóng góp lớn lao
cho đất nước, dân tộc. Mở đầu tác giả miêu tả thành, vị trí rất quan trọng “vì thành ở phía nam sơng lớn, cho nên gọi là Thành Nam”, khắc họa giá trị vĩnh cửu của bia núi Thành Nam tác giả nói đến sự ngưỡng mộ của nhiều người với thái độ trân trọng. “Quan đốc đồng Bùi Huy Bích phụng mệnh đi kinh lý việc biên, dừng xe ở Tương Dương thường trèo lên núi xem bia”. Bởi bia là “đá ghi cơng” tác giả cịn miêu tả “Chữ bia khắc to bằng bàn tay, sâu đến một tấc. Ông Bùi lấy mực tàu quét vào để in”. Qua việc miêu tả bạn đọc thấy được sự quan tâm, trân trọng của nhiều người với những di tích, những giá trị mà cha ơng ta để lại.
Chùa chiền đền miếu là nơi thờ cúng linh thiêng những người có tên tuổi “Miếu Thanh Cẩm ở phường Đông Các, huyện Thọ Xương thờ vị liệt sĩ nhà Mạc, là ông Mỗ” (Miếu Thanh Cẩm). Thậm chí những người vơ danh cũng được lưu danh, tác giả ghi “Lưng chừng núi có miếu Tuyên nghĩa, họ
tên vị thần thờ ấy không rõ” (Thành cũ Trào Khẩu). Đó là quan niệm về nơi linh thiêng, quan niệm tín ngưỡng của nhân dân ta.
Di tích lịch sử là nét đẹp văn hóa ghi lại truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là nơi linh thiêng với thái độ trân trọng của nhà văn đi nhiều, hiểu biết sâu rộng về lễ nghi, phong tục, ngòi bút của tác giả đã ghi chép lại những điều mắt thấy, tai nghe. Miếu là nơi thờ cúng là nơi hương lửa linh thiêng nhưng: “Đời Hy tổ Nhân vương đã có lần sai phá miếu. Dưới miếu có mả, khơi đào rồi dùng một cơ lính kéo lên mà khơng nhúc nhích” (Thành cũ Trào
Khẩu). Hành động ngang tàng phá miếu, khơi đào vô tội vạ của những người
vơ ý thức hoặc giả họ cố tình phá bỏ chốn thờ cúng linh thiêng mà không biết đến lễ nghi. Người đời sau không bảo vệ, tôn trọng mà còn cho “trâu bò xuống đẫm bùn đi lên […] lâu năm thành đổ, gai rậm ngút mắt. Đàng cửa nam là trường nuôi ngựa” (Thành cũ Trào Khẩu). Tác giả cảnh tỉnh sự hờ
hững của thế hệ sau đối với những di tích lịch sử mà thế hệ cha ông ta để lại, họ không quan tâm hoặc vơ tình để những chứng tích “gai rậm ngút mắt”. Hoặc “Bốn cửa kinh thành, xây dựng lên từ đời vua Lý Thái Tổ. Năm gần đây phá bớt từng ngoài cửa Đại Hưng…” (Cửa kinh thành). Với ngòi bút trân trọng, xót xa cho những giá trị truyền thống tốt đẹp đang bị lãng quên, qua đó bạn đọc thấy được tiếng thở dài của tác giả về xã hội đương thời “Họ Trương ở làng Như Kinh đời trước vốn nghèo lắm, mở cửa hàng bán nước ở ven đường, sớm chiều chỉ kiếm được đủ sống” (Miếu Thuần Dương tổ sư). Họ là những nạn nhân của xã hội làm sao có thể quan tâm đến những nơi miếu đền khi miếng cơm manh áo đang từng ngày ghì họ sát đất. Vì thế người cúng vái nhầm lẫn giữa miếu Thuần Dương và miếu thờ bà chúa Liễu Hạnh là vậy. Phạm Đình Hổ viết: “Từ cuộc binh hỏa năm Bính ngọ về sau, các bậc già cả qua đời, những người cúng vái nhận nhầm là thờ bà chúa Liễu Hạnh hoa vàng vải vóc bầy đày trước án” (Miếu Thuần Dương tổ sư). Cuối cùng tác giả
buông tiếng thở dài “những cái lầm lỡ thật là đáng phàn nàn” có nơi đền miếu rất linh thiêng thì người ta thờ nhầm lẫn có nơi thì “hoa vàng hài vóc bày đầy trước án” ; cũng có nơi “Miếu ma ở huyện Yên Phong nay đổi là miếu Xuân, đời thượng cổ có con hồ 9 đi, vẫn làm họa hại cho nhân gian một khoảng xa hơn bốn mươi dặm khơng ai dám ở” (Đền Trấn Vũ). Đó chỉ là những điều trước đây khi chưa bắt được hồ. Từ khi Phạm Đình Hổ ghi chép tới nay đền Trấn Vũ là nơi thờ cúng thiêng liêng, trong quan niệm tâm linh “Gặp năm khoa thi hội, sĩ tử bốn phương nhiều người tắm gội chay sạch đến đền làm lễ cầu mộng báo ứng rất nghiệm”.
Các thiên nói về miếu, đền, chùa, bia Phạm Đình Hổ trình bày chi tiết, cặn kẽ lý do xây dựng đền, miếu cũng như họ tên của người đi sau đối với di tích lịch sử đó. Đồng thời là thái độ phê phán nhân cách con người không biết trân trọng trước những nơi linh thiêng.
Một số nội dung nữa Phạm Đình Hổ dành ngịi bút của mình ghi lại di tích lịch sử của “nước An Nam văn hiến” là Tháp Báo Thiên, tác giả miêu tả cây tháp Đại thắng ở chùa với lòng tự hào và trân trọng: “Tháp xây mười hai tầng cao mấy chục trượng. Đời vẫn nói An Nam tứ khí, nghĩa là nước ta có bốn cái cơng trình lớn thì cái này là một”. Do hồn cảnh đất nước có chiến tranh tháp là vũ khí bảo vệ đơng đơ “phá hủy cây tháp để chế súng đá bảo vệ thành”.
Khơng chỉ ghi chép Phạm Đình Hổ cịn thể hiện tâm trạng qua những câu thơ:
“Lý thị cố cơ thành mậu thảo Thái Bình duy hiệu ủy tàn chuyên
Lý thị nền xưa vầng cỏ tốt Thái Bình hiệu cũ đống sành hoang”
Ông thấy tất cả những di tích thờ tên tuổi hay khơng tên dường như bị người đời bỏ quên ít nhiều. Lật từng trang sách ghi những di tích lịch sử văn hóa ta thấy được điều đó. Qua việc đối sánh đền, chùa, tháp xưa với nay (khi Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cầm bút viết ký) nhà văn không chỉ cho ta thấy sự “biến dạng” như thế nào, mà điều quan trọng là nhà văn thể hiện ý thức bảo vệ những nét đẹp, truyền thống của văn hóa dân tộc.
Không dừng lại ở việc ghi chép đền miếu Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cịn thể hiện vốn văn hóa sâu rộng của mình đối với quan niệm về thờ thần linh.
Trong thiên Đền Trấn Vũ, tác giả viết “Đời chúa Tĩnh Vương tiên triều mới cho đúc đồng làm tượng, cao mấy trục thước, xõa tóc đi chân đất, chống gươm đứng dẫm lên con rùa, con rắn. Lại có bốn vị nguyên súy đứng cạnh uy dũng nghiễm nhiên”. Đây là thiên tác giả có sự quan sát rất tỷ mỉ, công phu chứng tỏ sự am tường văn hóa sâu rộng của người cầm bút. Tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa văn hóa Trung Hoa và nước ta “Quan thượng thư Mỗ người làng Hoàng Xá khi đi sứ Tàu có rước bức tượng tử đồng đế quân về nước, đặt tạm ở lớp tiền đường ở chùa Trấn Vũ”.
Khơng tự bằng lịng với những gì mình đang có Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án ln cẩn trọng tìm đến cội nguồn vấn đề. Viết về di tích lịch sử văn hóa, trang nào các tác giả cũng tìm đến cội nguồn vấn đề: “Thành cũ Trào Khẩu thuộc làng Trào Khẩu huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) người minh đắp lên trong năm Vĩnh Lạc. Đức Thái Tổ tiên triều từ thôn Đỗ Gia qua sông kéo sang vây đánh, chính là chỗ đó”(Thành cũ Trào Khẩu). “Ngõ Hàng Nghiên ở thành Thăng Long, có miếu Thuần Dương tổ sư, không biết có từ bao giờ, chân nhân Phạm Viên thường gặp ông Thuần Dương ở đấy” (Miếu Thuần
Dương tổ sư). “Thành Tương Dương thành nam ở phủ Trà Lân trấn Nghệ
phường Đông Các huyện Thọ Xương, thờ vị liệt sĩ nhà Mạc là ông Mỗ”
(Miếu Thanh Cẩm),…
Qua những thiên ký về di tích lịch sử văn hóa, người ta nhận ra những di tích lịch sử nét đẹp truyền thống quý báu của dân tộc bị chính sử lãng quên được Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án với ngòi bút chân thực, độc đáo, thái độ nâng niu, trân trọng, tạo hứng thú với người đọc mang lại ý nghĩa lớn với lịch sử dân tộc.