Danh lam thắng cảnh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật trong tang thương ngẫu lục của phạm đình hổ và nguyễn án (Trang 35 - 40)

Danh lam thắng cảnh cũng là một nội dung được Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án hướng tới trong cuốn sách của mình. Các tác giả chủ yếu đi vào khía cạnh cảnh trí thiên nhiên, dựng lại những phong cảnh đẹp, thắng cảnh nổi tiếng với nhiều phong vị và màu sắc khác nhau.

Chỉ với một số thiên viết về danh lam thắng cảnh như Chùa Tiên Tích, Bài ký chơi núi Phật Tích, Chùa Thiên Mụ, Đền Linh Lang, Chùa Kim Liên, Hồ Hoàn Kiếm,… nhưng cũng làm cho người đọc thấy được sự trải

nghiệm cũng như tâm huyết của các tác giả đối với non nước mình. Hịa với ngịi bút của tác giả đến với Chùa Tiên Tích người đọc được du ngoạn chốn bồng lai vừa thiêng liêng cổ kính vừa được ngắm cảnh non nước hữu tình. “Chùa rộng lớn, nóc chồng, cửa kép” nhìn xa đúng là chốn tiên cảnh, khung cảnh chùa bài trí đẹp, thể hiện sự quan sát tỷ mỉ của người cầm bút cũng như quan niệm thẩm mĩ của tác giả: “Sân bày tám miếng đá vuông, cao chừng hai thước, trên bày những chậu lan gió thổi hây hây, thơm đưa phưng phưng”. Mùi hương thơm của lan gợi người đọc nhớ tới Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ tác giả có nhắc tới thiên Hoa thảo, lồi hoa này được mệnh danh là quốc hương. Nay ta đọc chùa Tiên Tích khơng chỉ ngắm cảnh đẹp của chùa mà còn đưa chúng ta đến với “quốc hương” một loài hoa thanh nhã bất phàm.

Như một ống kính thu nhỏ khung cảnh chùa hiện lên: “Chùa đằng sau dựa vào đường cái, đằng trước trông xuống một con ngòi nước trong”. Cảnh chùa được tác giả miêu tả như một bức tranh phong cảnh, gợi cảm giác tò mò với người đọc, đọc thiên truyện mở ra trước mặt người đọc một nơi bình an có hương thơm, cảnh đẹp “cây tháp ở phía hữu, cao chín tầng, bốn góc đeo nhạc, trang sức bằng nét vàng xanh rực rỡ”. Dưới con mắt quan sát, điều quan trọng là thẩm mĩ của tác giả được thể hiện qua từng trang viết, đến với chùa Tiên Tích khơng chỉ ngát hương lan, mà hương sen cũng nhiều “hương bay xa mấy dặm” không chỉ thể hiện cái tài về nghệ thuật, tác giả còn là người sành về các loài hoa, hương thơm lưu mãi trong mỗi người. Thu vào tầm mắt là cảnh đẹp mê hồn nơi cõi tiên: “chỗ cây, đá chen lẫn nhau”.

Không chỉ dừng lại ở đó tác giả còn cho người đọc đến với vẻ đẹp:“Phía trước chùa về miêu tả chỗ nước vừa chảy thơng ra hồ có cái cầu, dưới cầu ghe thuyền đi lại được, trên cầu làm thành mái nhà, trên khắc vẩy rồng lên những tấm ván”. Đây là những nét đẹp truyền thống mà cha ông để lại, viết về nghệ thuật kiến trúc đó các tác giả có thái độ tự hào. Nước Việt Nam nhỏ bé có nhiều thắng cảnh hương hoa. Tuy không mang nét kiêu sa nhưng hương thơm bay xa mấy dặm. Ngòi bút của tác giả đi từ xa tới gần, đọc những dòng chữ, người đọc như đang “du ký” chốn bồng lai tiên cảnh: “Trên trời thông trắc cành lá chi chít, ánh mặt trời khơng lọt xuống được. Dưới đất bầy trâu đá, hươu đá mỗi thứ hai con sừng châu vào nhau chế tạo rất tinh tế và hoạt động” (Chùa Tiên Tích).

Đưa người đọc du ngoạn cảnh chùa Tiên Tích nhưng tác giả vẫn có nỗi buồn trước cảnh binh đao máu lửa đã cướp đi cái đẹp, cướp đi danh thắng mà cha ơng để lại: “Triều đình sai thợ đập đá phá cả trâu lẫn hươu vứt vào lò” với lý do rất đơn giản “hai con trâu đá chọi húc nhau”. Một nỗi buồn cùng với tiếng thở dài trước thế sự “Trò đời thịnh suy thay đổi, buồn biết chừng nào”!

Khơng chỉ khắc họa cảnh chùa Tiên Tích, Phạm Đình Hổ dựng lên bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng, nơi chùa chiền, thu vào trong tầm mắt là cái nhìn bao qt tồn cảnh chùa Bài ký chơi núi Phật Tích: “Lên cái lầu

chuông ở cạnh đường nhìn sang phía tây, trơng núi Phật Tích thấy sắc núi xanh xanh”. Thể hiện sự am hiểu của con người, tác giả miêu tả khá kĩ khung cảnh: bên cạnh núi thấy có “đền quay vào núi”. Ngôi chùa được bao bọc bởi những ngọn núi “Phía tả núi là ngọn Hàm Long, hình thế cao ngất và bay bướm, có cái ao long thì ơm lấy một cái gờ dựa vào ngọn ấy, là chính điện chùa Thiên Phúc… bên hữu là ngự dung vua Lý Thần Tơn”. Dưới ngịi bút của Phạm Đình Hổ người ta lật từng trang viết sẽ thấy bức tranh sơn thủy hữu tình, những nét vẽ tinh xảo “trước ngự dung, có những tượng chim hạc…”, cầu kỳ “những tấm bia mài đá tạc thành nhớn nhỏ rất nhiều, nét chữ mập mờ, đều từ hồi Trung hưng trở về sau cả”, tác giả gợi sự hứng thú cho người đọc, ngôi chùa trên núi “Khoảng giữa động vách đá đứng sững. Chồng đá trèo lên độ một trượng đến cửa động trong, đi vào phải bị, gọi là hang”, có đền gối vào núi, lưng chừng núi có cái gác chng, có non, có nước. Cảnh đẹp đó khiến ta nhớ tới Chùa Thiên Mụ: Chùa ở huyện Hương Trà, xứ Thuận Hóa,

dựng trên trái đồi phẳng, có vẻ đẹp của núi khe. Dưới con mắt quan sát tinh tường và sự am hiểu cảnh đẹp núi non lần lượt hiện ra “Hồ Hoàn Kiếm thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên thơng với nước ngồi sơng, hình thế rất là to rộng, ấy là nơi đức thái tổ tiên triều đánh rơi thanh kiếm đó” (Hồ

Hồn Kiếm). Viết về Đền Linh Lang Phạm Đình Hổ có ghi “Hồ Tây ở huyện

Quảng Đức, là một nơi phong cảnh đẹp ở kinh sư. Khói sáng mơ hồ trơng bát ngát”. Chùa Kim Liên cũng vậy: “Chùa xoay lưng ra sông Nhị Hà, Hồ Tây

diễu quanh ở trước mặt, khói sáng man mác, trời nước một màu”. Tác giả quan sát từng chi tiết “Lớp trong lớp ngoài đều năm gian, trong năm Cảnh Hưng lấy gỗ ở chùa Quán Sứ mà dựng nên, làm nên rất tỉ mỉ và kiên cố. Đàng

phía tả có mấy cái gò, xen lẫn vào trong khoang nước hồ, tháp gạch xây ở trên khóm trúc cội tùng phơ phất”.

Đi đến đâu tác giả đưa người đọc đến với phong cảnh, sắc thái riêng nhưng tựu chung lại vẫn là cảnh đẹp bình dị, mộc mạc yên bình nơi chùa chiền linh thiêng . Đó là những nơi “Vua thường ngự giá ra chơi ở đấy”.

Núi Dục Thúy, Núi Đông Liệt, Núi Rết đều được tác giả khắc họa vẻ

đẹp với bút pháp tương tự. Vì thế khi đọc bài ký Núi Dục Thúy của Phạm

Đình Hổ độc giả nhớ tới câu thơ của ai đó:

“Nước non non nước như thơ, Ai về Dục Thúy chẳng ngơ ngẩn lịng.

Trên thì núi dưới thì sơng,

Cúc vàng cịn đó hương nồng cịn đây.”

Hay như đọc bài thơ Núi Dục Thúy của Nguyễn Trãi cũng vậy, ta lại một lần nữa khắc họa cảnh trí thiên nhiên:

“Cửa biển có non tiên, Từng qua lại mấy phen.

Cảnh tiên rơi cõi tục, Mặt nước nổi hoa sen. Bóng tháp hình trâm ngọc, Gương sơng ánh tóc huyền. Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo,

Bia khắc dấu rêu hoen.”

(Khương Hữu Dụng dịch) Dựng lại bức tranh khung cảnh, những danh thắng nổi tiếng. Con mắt quan sát tinh tường, ngòi bút sắc sảo như những nét vẽ: “Giữa thờ Phật, bên phải thờ chân thân của thiền sư, bên hữu là ngự dung vua Lý Thần Tôn”. Đưa người đọc lạc vào cõi tiên cảnh tác giả ghi: “Một cái suối ở khe đá từ

trên núi xuống, miệng suối có cái đầu rồng trỗi lên, đầy về mùa hạ mà cạn về mùa đông”. Qua câu trên chúng ta thấy tác giả dành nhiều thời gian quan sát tỉ mỉ “đầy về mùa hạ cạn về mùa đơng”. Bằng những nét vẽ tài tình Phạm Đình Hổ mở ra trong mắt độc giả như một thước phim quay chậm: “Lên chỏm chợ giời, khắp giời mây quang, gió thanh hây hẩy. Đá núi lởm chởm, cái thành hình bàn, cái thành hình ghế, rồi hình lị rượu, hình chén rượu, vị trí thiên nhiên khéo đẹp tuyệt vời. Trên đỉnh, có một tảng đá phẳng phắn. đứng trên ngọn này trông ra xung quanh, cái núi Phượng Hoàng, Quy Lân, Mã Yên, Long Đẩu đều quanh quất chầu lại cả”.(Bài ký chơi núi Phật Tích).

Theo chân người viết ta dừng lại trước cảnh hang động thiên nhiên ban tặng, đó là hang Thần Cốc: Bài ký chơi núi Phật Tích “ Hang này tối đên mù mịt, ngày cũng như đêm…Đi vào càng lâu cảnh càng thấy khác lạ, ở một chỗ thấp lõm, thấy những xương người chồng chất, nhũ đá rũ xuống, thành ra vơ số hình hiểm qi…Bên cạnh đường có một dịng nước, sắc xanh như lam”.

Không chỉ ghi lại cảnh, tác giả cịn ghi lại cuộc nói chuyện với những người nơi đây. Uống rượu, uống trà cảnh vật thật tao nhã thu hút lịng người “Giờ thân kéo Chân Túy Ơng, Trần Vấn Chi cùng đến ngồi uống rượu ở cầu Nhật Tiên. Sen trong ao mới mọc tốt tươi, màu xanh phơi phới trên mặt nước”

(Bài ký chơi núi Phật Tích), lời văn của tác giả qua từng trang viết như lời

mời gọi, nhắn nhủ du khách thập phương rằng nơi đây phong cảnh hữu tình. Qua từng thiên thấy được tấm lịng sâu nặng với thiên nhiên đất nước. Phải là người yêu quê hương, đất nước thì tác giả mới có những thiên ghi chép đặc sắc, dẫn tới vậy.

Đọc mỗi thiên, ta như đang được dẫn đến những danh thắng, người đọc không khỏi xúc động bởi những trang văn thấm đẫm cảm xúc của người

cầm bút. Đồng thời Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cho ta thấy một vẻ đẹp của non sơng đất nước và tấm lịng sâu nặng với q hương dân tộc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật trong tang thương ngẫu lục của phạm đình hổ và nguyễn án (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)