Cơ sở hạ tầng kinh tế

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 40)

2.3.1.1 Hệ thống cấp thoát nước, điện, viễn thông

- Về cấp thoát nước: Thành Phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công đã có nhà máy nước với công suất 30.000 m3/ngày đêm, đảm bảo nhu cầu khối lượng cũng như chất lượng nước cho toàn Thành phố và thị xã. Thành Phố Thái Nguyên đang thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải bằng nguồn vốn vay của Chính Phủ và các thị trấn, thị xã trong tỉnh cũng cũng đang dần được thực hiện đầu tư hệ thống cấp nước sạch.

- Hệ thống điện: Nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc với các điện áp chủ yếu là 220KV, 110KV, 35KV, 22KV, Thái Nguyên là tỉnh có lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia,trong đó thành phố Thái Nguyên ,thị xã Sông Công và một số huyện có mạng lưới điện tương đối hoàn chỉnh

- Hệ thống thông tin viễn thông: So với nhiều loại hình dịch vụ khác ở Thái Nguyên, dịch vụ bưu chính viễn thông của tỉnh có tốc độ phát triển rất nhanh. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm,10 chi cục huyện, thị và có 41 bưu cục khu vực, 100% xã trong tỉnh có điểm bưu điện văn hóa xã.

Các dịch vụ viễn thông hiện đại như điện thoại bàn, internet, điện thoại di động đã được sử dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

Thái Nguyên đang phát triển mạng hệ thống thông tin viễn thông toàn quốc tế. Mạng truyền dẫn được thiết lập vững chắc bằng thiết bị viba và tổng đài điện tử - kỹ thuật số đảm bảo đáp ứng thông tin liên lạc trên toàn quốc.

- Xử lý chất thải và nước thải: Thành Phố Thái Nguyên và các khu công nghiệp đều đã có hệ thống xử lý nước thải và rác thải.

Nhiều dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, cấp thoát ngước, thông tin liên lạc và vệ sinh môi trường đã và đang được thực hiện.

2.3.1.2 Giao thông

- Đường bộ

Tổng chiều dài đường bộ của Tỉnh là 2.753 km trong đó: Quốc lộ: 183 km, tỉnh lộ: 105.5km, huyện lộ: 659 km. đường liên xã: 1.764 km. Hệ thống tỉnh lộ và quốc lộ đều được dải nhựa .

Hệ thống Quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận. Quốc lộ 3 từ Hà

Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu giao thông quan trọng và thuận lợi nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh.

- Đường sắt

Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện; đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước.

+ Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội

+ Tuyến đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội -Quán Triều, tuyến đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga kép) và tỉnh Quảng Ninh.

+ Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản.

- Đường thuỷ

Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km; Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km. Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con sông chính là Sông Cầu và sông Công sẽ được nâng cấp để vận chuyển hàng hóa

Nhìn chung, hệ thống giao thông của thành phố đã được quan tâm đúng mức,đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật cũng như đảm bảo khả năng thông qua các phương tiện vận tải. Đặc biệt tạo điều kiện phát triển vận tải trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau

Bảng 2.4- Tình hình vận chuyển hành khách và hàng hóa các năm gần đây

Năm Khối lượng hàng hóa vận chuyển (nghìn tấn) Khối lượng hành khách vận chuyển (nghìn người ) 2007 16800,9 1638,0 2008 30235,3 1793,5 2009 51522,4 1934,3 2010 49886,0 2194,0 2011 50226,6 2526,9

(Nguồn : Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011)

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 40)