Hạn chế của việc thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 36)

Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những mặt hạn chế

Trước hết nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực, vẫn chưa được cân đối ,tỷ trọng các dự án đầu tư vào dịch vụ còn quá nhỏ, đặc biệt là các dự án đầu tư vào các lĩnh vực Chính phủ ưu tiên thu hút như giáo dục,y tế; chưa có các trường học ,bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố và các vùng lân cận.Số lượng các dự án và tổng vốn đầu tư chưa xứng với tiềm năng của tỉnh.

Nguyên nhân của hạn chế trên là nhà đầu tư chưa nhận thức được đủ về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh cũng như nhu cầu của các ngành, lĩnh vực. Giao thông giữa nội thành với ngoại thành và giữa thành phố với các tỉnh lân cận mới trong quá trình hình thành. Nguồn nhân lực vốn có chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về chất lượng của nhà đầu tư. Việc hỗ trợ giải phóng đền bù cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế còn chưa hiệu quả.

Thực tế, thành phố vẫn đón tiếp nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu, xúc tiến đầu tư. Lãnh đạo cũng nhiều lần tổ chức đoàn đi nước ngoài kêu gọi, xúc tiến đầu tư. Các chính sách vận động, thưởng vận động thu hút đầu tư cũng không thiếu. Nhưng số lượng các dựu án mà Thái Nguyên thu hút lại quá ít. Một trong những nguyên nhân vướng mắc nhất khiến cho thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh chưa xứng với tiềm năng của tỉnh là khâu giải phóng mặt bằng. Thời gian thực hiện xong việc thu hồi đất trong công tác GPMB mất khoảng 6 tháng. Trường hợp không thuận lợi thì mất từ 10 tháng trở lên. Chỉ tính trình tự thu hồi và thực hiện bồi thường, tái định cư, các nhà đầu tư bắt buộc phải hoàn tất hết 11 giai đoạn, loại giấy tờ. Một nhà đầu tư vào một tỉnh thường phải trải qua 3 loại công việc : thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, giới thiệu địa điểm, lập dự án đầu tư, xét duyệt hoặc cấp giấy phép hoặc chấp nhận dự án đầu tư; lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, do chưa có sự kết hợp giữa các loại

công việc nêu trên nên có tình trạng nhà đầu tư phải qua nhiều cửa, khi giải quyết từng công việc phải chờ kết quả từ công việc kia, dẫn đến kéo dài thời gian, làm mất cơ hội đầu tư. Ngoài ra cũng phải kể đến nguyên nhân năng lực của cán bộ thẩm định dự án còn hạn chế, khi duyệt cấp giấy phép hoạt động chưa chính tính được khó khan có thể gặp khi dự án đi vào hoạt động.

Các công nghệ đưa vào thông qua các doanh nghiệp FDI là khá nhiều, nhiều dự án có trình độ công nghệ tiên tiến. Nhưng những công nghệ đó mới dừng lại ở phần đuôi mà chưa có công nghệ nguồn, công nghệ thiết kế sản phẩm ban đầu. Các dựu án sản xuất giầy, dép và may mặc chưa có công nghệ thiết kế, mà hoàn toàn dựa vào mẫu phía nước ngoài. Hơn nữa, các dự án đó tiếp cận thị trường không theo kênh độc lập mà vẫn dựa vào đối tác nước ngoài, công nghệ tiếp thị không được chuyển giao sang Việt Nam.

Lí do các nhà đầu tư FDI chưa đầu tư vào các công nghệ chiều sâu trước hết là chưa có thị trường lớn ở Việt Nam cho các sản phẩm công nghệ đó. Mặt khác, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực Thái Nguyên chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư công nghệ cao. Để có thể thu hút được đầu tư vào công nghệ chiều sâu, bản thân thành phố cũng phát triển khả năng hấp thụ các nguồn vốn và công nghệ đó. 2.3 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH

2.3.1 Cơ sở hạ tầng kinh tế

2.3.1.1 Hệ thống cấp thoát nước, điện, viễn thông

- Về cấp thoát nước: Thành Phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công đã có nhà máy nước với công suất 30.000 m3/ngày đêm, đảm bảo nhu cầu khối lượng cũng như chất lượng nước cho toàn Thành phố và thị xã. Thành Phố Thái Nguyên đang thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải bằng nguồn vốn vay của Chính Phủ và các thị trấn, thị xã trong tỉnh cũng cũng đang dần được thực hiện đầu tư hệ thống cấp nước sạch.

- Hệ thống điện: Nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc với các điện áp chủ yếu là 220KV, 110KV, 35KV, 22KV, Thái Nguyên là tỉnh có lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia,trong đó thành phố Thái Nguyên ,thị xã Sông Công và một số huyện có mạng lưới điện tương đối hoàn chỉnh

- Hệ thống thông tin viễn thông: So với nhiều loại hình dịch vụ khác ở Thái Nguyên, dịch vụ bưu chính viễn thông của tỉnh có tốc độ phát triển rất nhanh. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm,10 chi cục huyện, thị và có 41 bưu cục khu vực, 100% xã trong tỉnh có điểm bưu điện văn hóa xã.

Các dịch vụ viễn thông hiện đại như điện thoại bàn, internet, điện thoại di động đã được sử dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

Thái Nguyên đang phát triển mạng hệ thống thông tin viễn thông toàn quốc tế. Mạng truyền dẫn được thiết lập vững chắc bằng thiết bị viba và tổng đài điện tử - kỹ thuật số đảm bảo đáp ứng thông tin liên lạc trên toàn quốc.

- Xử lý chất thải và nước thải: Thành Phố Thái Nguyên và các khu công nghiệp đều đã có hệ thống xử lý nước thải và rác thải.

Nhiều dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, cấp thoát ngước, thông tin liên lạc và vệ sinh môi trường đã và đang được thực hiện.

2.3.1.2 Giao thông

- Đường bộ

Tổng chiều dài đường bộ của Tỉnh là 2.753 km trong đó: Quốc lộ: 183 km, tỉnh lộ: 105.5km, huyện lộ: 659 km. đường liên xã: 1.764 km. Hệ thống tỉnh lộ và quốc lộ đều được dải nhựa .

Hệ thống Quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận. Quốc lộ 3 từ Hà

Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu giao thông quan trọng và thuận lợi nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh.

- Đường sắt

Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện; đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước.

+ Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội

+ Tuyến đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội -Quán Triều, tuyến đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga kép) và tỉnh Quảng Ninh.

+ Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản.

- Đường thuỷ

Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km; Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km. Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con sông chính là Sông Cầu và sông Công sẽ được nâng cấp để vận chuyển hàng hóa

Nhìn chung, hệ thống giao thông của thành phố đã được quan tâm đúng mức,đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật cũng như đảm bảo khả năng thông qua các phương tiện vận tải. Đặc biệt tạo điều kiện phát triển vận tải trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau

Bảng 2.4- Tình hình vận chuyển hành khách và hàng hóa các năm gần đây

Năm Khối lượng hàng hóa vận chuyển (nghìn tấn) Khối lượng hành khách vận chuyển (nghìn người ) 2007 16800,9 1638,0 2008 30235,3 1793,5 2009 51522,4 1934,3 2010 49886,0 2194,0 2011 50226,6 2526,9

(Nguồn : Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011)

2.3.2 Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên.

2.3.2.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm kinh tế - chính trị của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung và khu Việt Bắc nói riêng, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trung tâm thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80km, phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía tây giáp Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Diện tích tự nhiên 3526,215 km2.

Với vị trí thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200km, cách trung tâm Hà Nội 80km và cảng Hải Phòng 200km. Thái Nguyên còn là đầu nút giao thông của hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối các tỉnh phía bắc, với đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc – Hải Phòng, đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội – Lạng Sơn.

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.

Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

2.3.2.2 Tài nguyên thiên nhiên. a. Tài nguyên đất

Do ảnh hưởng của địa hình nên đất đai ở Thái Nguyên được chia làm ba loại đất chính:

- Đất feralit núi chiếm 48,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hoá trên các đá macma, đá biến chất và đá trầm tích. Đất này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng các cây đặc sản, cây ăn quả và một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.

- Đất feralit đồi chiếm 31,1% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết, bội kết, phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo.

- Đất dốc tụ và đất đồng bằng trên thềm phù sa cổ, phù sa sông suối chiếm 12,4% diện tích tự nhiên.

Trong tổng quỹ đất của tỉnh, diện tích đất đã sử dụng chiếm 67,5%. Diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều và có thể khai thác sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.

b . Tài nguyên nước

Thái Nguyên có hai con sông chính là Sông Công và Sông Cầu. Sông Công có lưu vực 915km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa, chạy dọc theo chân dãy núi Tam Đảo. Dòng sông được ngăn lại tại Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc

có mặt nước rộng khoảng 25km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, có thể điều hòa dòng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa hai vụ, hoa màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công. Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2 bắt nguồn từ chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy theo hướng Bắc – Đông Nam. Hệ thống thủy nông Sông Cầu tưới cho 24.000 ha lúa hai vụ của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Giang).

Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì trên các con sông nhánh chảy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi quy mô nhỏ.

Bên cạnh nguồn nước mặt, Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn, nhưng việc khai thác và sử dụng còn hạn chế.

c. Khoáng sản

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Khoáng sản Thái Nguyên chia thành 4 nhóm như sau:

- Nhóm nguyên liệu cháy: Bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương.

+ Than mỡ: Thái Nguyên có tiềm năng than mỡ khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn.

+ Than đá: Có tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn.

Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong cả nước, sau tỉnh Quảng Ninh.

+ Kim loại đen:

Sắt: Có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn:

 Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% - 61,8%.

 Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT 259 có tổng trữ lượng quặng phong hóa khoảng 30 triệu tấn.

Titan: Đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng (trong đó 3 mỏ lớn, 3 mỏ nhỏ và 12 điểm quặng) phân bố chủ yếu ở phía bắc Đại Từ. Thành phần chính của quặng là limenhít có hàm lượng 30% -80%. Tổng trữ lượng thăm dò khoảng 18 triệu tấn.

+ Kim loại màu:

Thiếc: Có ở 3 mỏ thuộc huyện Đại từ: Các mỏ Phục Linh, Núi Pháo, Đá Liền. Tổng trữ lượng của 3 mỏ này khoảng 13.600 tấn.

Vonfram tìm thấy ở mỏ Đá Liền, trữ lượng khoảng 28.000 tấn.

Chì kẽm: Tìm thấy ở Lang Hít, Thần Sa, Đại Từ qui mô điểm quặng nhỏ. Vàng: Có ở khu vực Thần Sa, chỉ là vàng sa khoáng hàm lượng thấp. Ngoài ra còn có đồng, ni ken, thủy ngân...trữ lượng quặng nhỏ. - Nhóm khoáng sản phi kim loại:

Có pyrít, barít, phốtphorít... trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn.

- Khoáng sản vật liệu xây dựng:

Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước và vùng như sắt, than (đặc biệt là than mỡ). Điều này tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để có thể trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.D

d. Tiềm năng du lịch

Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo như hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, núi Văn, núi Võ; các di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w