Các hoạt động thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 62 - 65)

3.2.2.1 Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Phát triển hệ thống giao thông sắt – bộ. Ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông đường bộ; gắn phát triển mạng lưới giao thông của Thái Nguyên với mạng lưới giao thông của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ để tăng cường giao lưu giữa Thái Nguyên với Hà Nội. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên, nhanh chóng hoàn thiện việc cải tạo QL3 cũ, QL 1B, sớm triển khai xây dựng các tuyến Thái Nguyên – Lạng Sơn, Quốc lộ 37. Mạng lưới đường tỉnh phải được cải tạo nâng cấp và xây mới, tạo mạng lưới tuyến trục đạt cấp IV, thay thế 100% ngầm tràn bằng cầu vĩnh cửu, những tuyến qua thị trấn , khu tập trung dân cư, khu công nghiệp …tăng lên cấp I. Đường sắt : Nâng cấp cải tạo các tuyến Hà Nội – Thái Nguyên ( Đông Anh – Quán Triều ); khôi phục hoạt đọng

tuyến Kép- Lưu Xá –Cái Lân; Xây dựng nâng cấp tuyến Thái Nguyên – Núi Hồng và kéo sang Tuyên Quang để nối với đường sắt Hà Lào .Cải tạo các ga trên tuyến đường hiện tại qua tỉnh Thái Nguyên thành ga tổng hợp hành hóa và hành khách trung chuyển cho vùng; Quy hoach và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống 4 ga quốc gia: Quán triều, Lưu Xá, Lương Sơn, Phổ Yên và hệ thống ga của các nhà máy. Xây dựng ga Phổ Yên thành ga quốc tế.

Đẩy nhanh phát triển các khu, cụm công nghiệp: Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật trong các khu công nghiệp Sông Công, Nam Phố Yên, Quyết Thắng để có sẵn mặt bằng với đầy đủ cơ sở hạ tầng kĩ thuật thuận lợi cho kinh doanh. Thực hiện tốt quy hoạch hình thành một số khu, cụm công nghiệp chuyên ngành quy mô lớn, xây dựng quy hoạch chi tiết những khu công nghiệp đã được Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định 180/QD-Ttg về điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp Thái Nguyên đến năm 2020 bằng các nguồn vốn khác nhau.

Tiếp tục phát triển hạ tầng mạng lưới điện, nguồn cung cấp điện đáp ứng yêu cầu đủ, ổn định, an toàn, chất lượng. Đảm bảo tiến độ xây dựng nhà máy nhiệt điện An Khánh I và An Khánh II với công suất 300MW khởi công từ năm 2010. Xây dựng thêm các trạm biến áp mới; cải tạo nâng cấp, xây dựng lưới điện cao thế ( 200KV và 110KV), lưới điện trung thế ( 22KV) và lưới điện hạ áp trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, cải tạo hệ thống cấp nước đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, ổn định, chất lượng, giảm thất thoát, giá cả hợp lí: Cải tạo và nâng cấp, mở rộng nhà nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương cải tạo nâng cấp mạng lưới truyền dẫn, phân phối nước, đặc biệt là đến chân hàng rào các KCN. Sớm triển khai xây dựng Nhà máy nước Túc Duyên với công suất 10.000m3/ ngày đêm

Tiếp tục hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao chất lượng, giảm giá thành cac dịch vụ điện, nước, bưu chính viễn thông, vận tải hàng hóa, khách du lịch, dân đô thị.

Phát triển các cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội chất lượng cao đồng bộ với phát triển hạ tầng kĩ thuật như đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh đủ khả năng đáp ứng chức năng bệnh viện vùng Đông Bắc; nâng cấp Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện; nâng cấp Bệnh viện C thành Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh với mô hình 500 giường; nâng cấp và mở rộng trường Đại học Thái Nguyên, hoàn thiện hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm đào tạo cộng đồng; xây dựng các trung tâm đào tạo chất lượng cao, thành lập và phát triển các trường đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh.

3.2.2.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Với dân số gần 1,2 triệu người, lực lượng lao động của Thái Nguyên đông đảo nhưng đa phần là lao động phổ thông, chưa được đào tạo một cách hợp lý nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay tuy có một đội ngũ trí thức đã tốt nghiệp ở các trường đại học nhưng phần lớn trong số này hiện đang làm việc tại Hà Nội và các tỉnh khác trong cả nước. Do vậy tỉnh cần có những chính sách khuyến khích và thu hút đội ngũ này trở về phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hơn nữa tỉnh cũng cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật và công nhân có tay nghề theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản, vừa đào tạo chuyên sâu.

Các cán bộ làm công tác quản lý cần phải được trang bị những kiến thức kinh tế đối ngoại, am hiểu luật đầu tư và các luật lệ khác có liên quan, thông thạo ngoại ngữ, thông qua các hình thức đào tạo phù hợp như các khoá bồi dưỡng ngắn hạn, các lớp đại học tại chức và sau đại học... Ngoài ra, tỉnh cần có kế hoạch, biện pháp quản lý, giúp đỡ bồi dưỡng thông qua các cuộc sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, hội nghị để giúp đội ngũ này nâng cao trình độ.

Đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, tỉnh cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo như mở các trường hướng nghiệp, dạy nghề, các lớp đào tạo ngắn hạn, kèm cặp tại nơi làm việc, phổ biến kinh nghiệm thường xuyên để nâng cao trình độ và chuyên môn nghề nghiệp.

Đối với lao động trẻ, tỉnh có thể đưa danh sách gửi đi đào tạo tại các trường trong và ngoài nước, sau đó các lao động này sẽ về làm việc cho tỉnh. Tỉnh cũng cần có chính sách khuyến khích và đầu tư cho các sinh viên của tỉnh đang theo học tại các trường đại học và trường dạy nghề trong cả nước, tạo điều kiện cho họ thấy được cơ hội khi về tỉnh nhà làm việc.

Trước mắt, tỉnh cần chú trọng hơn nữa đến các trung tâm, trường dạy nghề chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp có vốn FDI. Có chính sách khuyến khích và thu hút các nhà khoa học và lao động lành nghề của các tỉnh bạn vào làm việc tại Thái Nguyên một cách hợp lý, đồng thời giảm bớt tình trạng di chuyển đội ngũ lao động khoa học và lao động tay nghề sang làm việc cho các tỉnh khác đặc biệt là Hà Nội.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 62 - 65)