Theo hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)

Trong số 29 dự án có vốn FDI tại Thái Nguyên, có 2 dự án được đầu tư duới hình thức BTO, 3 dự án dưới hình thức BCC còn lại là 2 hình thức : liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Biểu đồ 2 sẽ cho thấy rõ điều đó.

Biểu đồ 2. 2- Vốn FDI tại Thái Nguyên phân theo hình thức đầu tư xét theo số dự án.

(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên )

Trong 2 hình thức là 100% vốn nước ngoài và liên doanh, ta có thể thấy được hình thức 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư ưu thích hơn, với 19/29 dự án, chiếm 65,51 %, còn doanh nghiệp liên doanh chiếm 17,24% . Tuy nhiên, xét theo quy mô vốn, doanh nghiệp liên doanh lại có ưu thế hơn với tổng vốn đăng kí 96,61 triệu USD chiếm 55,56% .Trong khi đó, doanh nghiệp 100% nước ngoài có 53,48 triệu USD, chiếm 31%.

Trong hình thức doanh nghiệp liên doanh, Thái Nguyên đã thu hút được các dự án có quy mô tương đối lớn và đạt được tỉ lệ vốn đối ứng khá cao. Điều này sẽ giúp tỉnh học hỏi được kinh nghiệm quản lí tiên tiến cũng như trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại. Mặt khác, giống xu thế chung của cả nước, phần lớn các doanh nghiệp FDI đều có xu hướng thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài.

2.3.5 Những đóng góp của FDI

2.3.5.1 FDI là nguồn vốn bổ sung cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế

Đóng góp của FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh Thái Nguyên những năm qua có sự biến động, từ tỷ trọng chiếm 5,8% vào năm 2005 đã tăng lên mức 10,21% trong năm 2007. Tỉ lệ này đã giảm trong năm 2010 và năm 2011 nhưng lại tăng trở lại trong năm 2012, chiếm 6,03 % tổng vốn đầu tư toàn tỉnh.

Vốn đầu tư quốc tế trực tiếp đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh. Giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư quốc tế trực tiếp giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Cả thời kì 2005-2008 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 25,472 triệu USD, nhưng đã tăng lên 67,228 triệu USD trong giai đoạn 2009- 2012, gấp 2,63 lần so với giai đoạn trước. Trong các năm 2010 và 2012, giá trị trên đạt 42,092 triệu USD, chiếm 43,98% tổng giá trị xuất khẩu. Từ đó góp phần tăng thu ngoại tệ cho tỉnh và thúc đẩy xuất khẩu của tỉnh.

Nếu trong giai đoạn 2005-2008 tổng gái trị doanh thu mới chỉ đạt 220,251 triệu USD thì trong thời kì 2009-2012 tổng giá trị doanh thu đã đạt 393,435 triệu USD, tăng 1,78 lần so với giai đoạn trước. Trong 3 năm 2010, 2011 và 2012, tổng doanh thu đạt 307,735 triệu USD, chiếm gần 50% tổng doanh thu.

Giai đoạn 2005-2008 các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp vào ngân sách 6,558 triệu USD đã tăng lên 10,469 triệu USD trong giai đoạn sau, gấp 1,59 lần giai đoạn trước. Riêng năm 2010, thu ngân sách đạt 3,628 triệu USD, chiếm 18,79% tổng thu ngân sách.

Bảng 2.3 - Đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thái Nguyên.

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Doanh thu Giá trị xuất khẩu Thuế và nghĩa vụ ngân sách

2005 41,036 3,215 0,805

2007 69,504 5,872 1,289 2008 71,05 17,744 3,074 2009 85,7 6,243 1,831 2010 101,295 20,189 3,628 2011 104,21 18,768 2,16 2012 102,23 21,903 2,85 Tổng 616,686 92,45 19,309

(Nguồn: Sở KH& ĐT tỉnh Thái Nguyên)

2.2.5.2 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Có thể nói đóng góp quan trọng nhất của việc thu hút nguồn vốn FDI vào Thái Nguyên thời gian qua là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Mặc dù tốc độ chuyển dịch chưa mạnh nhưng đây là bước đầu đáng ghi nhận. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 26,21% năm 2005 xuống 21,73% năm 2010. và 21,28% năm 2011.Tỷ trọng công nghiệp tăng 38,71% năm 2005 lên 41,54% năm 2010và 41,77% năm 2012. Dịch vụ tăng từ 35,08% năm 2005 lên 36,73% năm 2010 và 36,95%.

2.2.5.3 Chuyển giao công nghệ

Trước khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài, ở Thái Nguyên hầu như không có nhà máy sản xuất lớn, nền công nghiệp nhỏ manh mún. Hơn nữa công nghệ sản xuất của tỉnh rất cũ kỹ và lạc hậu. Để thoát khỏi tình trạng này nhằm phát triển kinh tế của tỉnh thì phải có công nghệ mới đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, con đường nhanh nhất để phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ và trình độ sản xuất là biết tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài thông qua chuyển giao

công nghệ. Tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương thức cho phép nước ta tiếp cận được với những công nghệ hiện đại trên thế giới.

FDI đã làm thay đổi nền công nghệ cũng như trình độ công nghệ của tỉnh bởi vì khi các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vào tỉnh họ không chỉ chuyển vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn bằng hiện vật thông qua máy móc, thiết bị (công nghệ phần cứng) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, kiến thức khoa học, bí quyết quản lý, bí quyết kỹ thuật (công nghệ phần mềm). Trong những năm tới, Thái Nguyên hy vọng sẽ tiếp nhận thêm được những công nghệ mới và phù hợp, đồng thời cố gắng sử dụng có hiệu quả những công nghệ này để đáp ứng mục tiêu CNH-HĐH nền kinh tế mà tỉnh đề ra.

2.2.5.4 Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động

Thái Nguyên cũng như nhiều tỉnh và thành phố khác trong cả nước có tiềm năng và lực lượng lao động rất lớn, song chưa được khai thác và sử dụng nhiều. Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh là gần một triệu người trong đó hơn 70% là lao động nông nghiệp. Với tiềm năng về lao động như vậy nên khi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh đã đặt ra mục tiêu là phải tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng nhiều lao động tại chỗ

Biểu đồ 2. 3- Tình hình thu hút lao động ở các doanh nghiệp có vốn FDI tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Sở KH& ĐTThái Nguyên)

Kết quả là đến hết năm 2012, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã thu hút 6446 lao động địa phương với thu nhập tương đối ổn định. Trong đó, 2 công ty chuyên sản xuất kim tiêm y tế của Nhật Bản thu hút trên 50% tổng số lao động toàn khối doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, FDI cũng gián tiếp tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động như công nhân xây dựng, lao động trong các ngành dịch vụ liên quan (bán hàng, giao nhận, vận chuyển...). Vấn đề khó khăn là lao động của tỉnh tuy có giá thuê rẻ, nhưng phần đông là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chưa có trình độ tay nghề cao. Do đó vấn đề nâng cao trình độ nguồn nhân lực cũng là một vấn đề cần được tỉnh quan tâm, giải quyết.

FDI không chỉ giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động mà quan trọng hơn đó là thông qua làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng với công nghệ và thiết bị hiện đại đã và đang đem lại cho tỉnh Thái Nguyên một đội ngũ quản lý giỏi và tay nghề của công nhân ngày càng được nâng lên để nhanh chóng tiếp cận với trình độ quản lý và tay nghề quốc tế. Đây là một yếu tố tích cực trong thời buổi cạnh tranh của thị trường lao động.

2.2.6 Hạn chế của việc thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những mặt hạn chế

Trước hết nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực, vẫn chưa được cân đối ,tỷ trọng các dự án đầu tư vào dịch vụ còn quá nhỏ, đặc biệt là các dự án đầu tư vào các lĩnh vực Chính phủ ưu tiên thu hút như giáo dục,y tế; chưa có các trường học ,bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố và các vùng lân cận.Số lượng các dự án và tổng vốn đầu tư chưa xứng với tiềm năng của tỉnh.

Nguyên nhân của hạn chế trên là nhà đầu tư chưa nhận thức được đủ về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh cũng như nhu cầu của các ngành, lĩnh vực. Giao thông giữa nội thành với ngoại thành và giữa thành phố với các tỉnh lân cận mới trong quá trình hình thành. Nguồn nhân lực vốn có chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về chất lượng của nhà đầu tư. Việc hỗ trợ giải phóng đền bù cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế còn chưa hiệu quả.

Thực tế, thành phố vẫn đón tiếp nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu, xúc tiến đầu tư. Lãnh đạo cũng nhiều lần tổ chức đoàn đi nước ngoài kêu gọi, xúc tiến đầu tư. Các chính sách vận động, thưởng vận động thu hút đầu tư cũng không thiếu. Nhưng số lượng các dựu án mà Thái Nguyên thu hút lại quá ít. Một trong những nguyên nhân vướng mắc nhất khiến cho thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh chưa xứng với tiềm năng của tỉnh là khâu giải phóng mặt bằng. Thời gian thực hiện xong việc thu hồi đất trong công tác GPMB mất khoảng 6 tháng. Trường hợp không thuận lợi thì mất từ 10 tháng trở lên. Chỉ tính trình tự thu hồi và thực hiện bồi thường, tái định cư, các nhà đầu tư bắt buộc phải hoàn tất hết 11 giai đoạn, loại giấy tờ. Một nhà đầu tư vào một tỉnh thường phải trải qua 3 loại công việc : thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, giới thiệu địa điểm, lập dự án đầu tư, xét duyệt hoặc cấp giấy phép hoặc chấp nhận dự án đầu tư; lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, do chưa có sự kết hợp giữa các loại

công việc nêu trên nên có tình trạng nhà đầu tư phải qua nhiều cửa, khi giải quyết từng công việc phải chờ kết quả từ công việc kia, dẫn đến kéo dài thời gian, làm mất cơ hội đầu tư. Ngoài ra cũng phải kể đến nguyên nhân năng lực của cán bộ thẩm định dự án còn hạn chế, khi duyệt cấp giấy phép hoạt động chưa chính tính được khó khan có thể gặp khi dự án đi vào hoạt động.

Các công nghệ đưa vào thông qua các doanh nghiệp FDI là khá nhiều, nhiều dự án có trình độ công nghệ tiên tiến. Nhưng những công nghệ đó mới dừng lại ở phần đuôi mà chưa có công nghệ nguồn, công nghệ thiết kế sản phẩm ban đầu. Các dựu án sản xuất giầy, dép và may mặc chưa có công nghệ thiết kế, mà hoàn toàn dựa vào mẫu phía nước ngoài. Hơn nữa, các dự án đó tiếp cận thị trường không theo kênh độc lập mà vẫn dựa vào đối tác nước ngoài, công nghệ tiếp thị không được chuyển giao sang Việt Nam.

Lí do các nhà đầu tư FDI chưa đầu tư vào các công nghệ chiều sâu trước hết là chưa có thị trường lớn ở Việt Nam cho các sản phẩm công nghệ đó. Mặt khác, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực Thái Nguyên chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư công nghệ cao. Để có thể thu hút được đầu tư vào công nghệ chiều sâu, bản thân thành phố cũng phát triển khả năng hấp thụ các nguồn vốn và công nghệ đó. 2.3 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH

2.3.1 Cơ sở hạ tầng kinh tế

2.3.1.1 Hệ thống cấp thoát nước, điện, viễn thông

- Về cấp thoát nước: Thành Phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công đã có nhà máy nước với công suất 30.000 m3/ngày đêm, đảm bảo nhu cầu khối lượng cũng như chất lượng nước cho toàn Thành phố và thị xã. Thành Phố Thái Nguyên đang thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải bằng nguồn vốn vay của Chính Phủ và các thị trấn, thị xã trong tỉnh cũng cũng đang dần được thực hiện đầu tư hệ thống cấp nước sạch.

- Hệ thống điện: Nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc với các điện áp chủ yếu là 220KV, 110KV, 35KV, 22KV, Thái Nguyên là tỉnh có lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia,trong đó thành phố Thái Nguyên ,thị xã Sông Công và một số huyện có mạng lưới điện tương đối hoàn chỉnh

- Hệ thống thông tin viễn thông: So với nhiều loại hình dịch vụ khác ở Thái Nguyên, dịch vụ bưu chính viễn thông của tỉnh có tốc độ phát triển rất nhanh. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm,10 chi cục huyện, thị và có 41 bưu cục khu vực, 100% xã trong tỉnh có điểm bưu điện văn hóa xã.

Các dịch vụ viễn thông hiện đại như điện thoại bàn, internet, điện thoại di động đã được sử dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

Thái Nguyên đang phát triển mạng hệ thống thông tin viễn thông toàn quốc tế. Mạng truyền dẫn được thiết lập vững chắc bằng thiết bị viba và tổng đài điện tử - kỹ thuật số đảm bảo đáp ứng thông tin liên lạc trên toàn quốc.

- Xử lý chất thải và nước thải: Thành Phố Thái Nguyên và các khu công nghiệp đều đã có hệ thống xử lý nước thải và rác thải.

Nhiều dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, cấp thoát ngước, thông tin liên lạc và vệ sinh môi trường đã và đang được thực hiện.

2.3.1.2 Giao thông

- Đường bộ

Tổng chiều dài đường bộ của Tỉnh là 2.753 km trong đó: Quốc lộ: 183 km, tỉnh lộ: 105.5km, huyện lộ: 659 km. đường liên xã: 1.764 km. Hệ thống tỉnh lộ và quốc lộ đều được dải nhựa .

Hệ thống Quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận. Quốc lộ 3 từ Hà

Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu giao thông quan trọng và thuận lợi nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh.

- Đường sắt

Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện; đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước.

+ Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội

+ Tuyến đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội -Quán Triều, tuyến đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga kép) và tỉnh Quảng Ninh.

+ Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản.

- Đường thuỷ

Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km; Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km. Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con sông chính là Sông Cầu và sông Công sẽ được nâng cấp để vận chuyển hàng hóa

Nhìn chung, hệ thống giao thông của thành phố đã được quan tâm đúng mức,đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật cũng như đảm bảo khả năng thông qua các phương tiện vận tải. Đặc biệt tạo điều kiện phát triển vận tải trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)