Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 57)

Theo “ Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội tỉnh

Thái Nguyên đến năm 2020 ” định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 là

: phát triển kinh tế -xã hội Thái Nguyên trong thế chủ động hội nhập cạnh tranh quốc tế, trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước; phát triển kinh tế nhiều thành phần , giải phóng và phát huy mọi nguồn lực nhằm tạo động lực phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững; từng bước chuyển dịch và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế theo hướng: thúc đẩy nhanh phát triển khu vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch, thương mại , giáo dục, y tế, tài chính; phát triển các ngành công nghiệp như công nghiệp khai khoáng, luyện kim, cơ khí , vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, lâm sản…

Căn cứ vào những thành quả đạt được và tiềm năng phát triển, tỉnh đã đề ra những mục tiêu chủ yếu cho năm 2013 và giai đoạn 2013- 2020 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân khoảng 12-13%, trong đó Công nghiệp –Xây dựng tăng 16%; Dịch vụ tăng 13,5% ; Nông lâm nghiệp tăng 4,5%;

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp- xây dựng, cụ thể : Công nghiệp –xây dựng 45%, dịch vụ 38-39%, nông lâm nghiệp 16-17% vào năm 2013; tương ứng đạt 46-47%, 39-40%, 13-14% vào năm 2015; đạt 47-48% , 42-43%, 9-10% vào năm 2020;

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20% trở lên; - Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 6% trở lên;

- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 150 triệu USD tới năm 2015

vào trên 200 triệu USD vào năm 2020 , đảm bảo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2013-2020 bình quân đạt 16-17%;

- Phấn đấu tốc độ phát triển doanh nghiệp tăng bình quân hàng năm 20% trở lên (thành lập mới khoảng 500 -600 doanh nghiệp/năm);

- Thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm tăng 20% trở lên (không bao gồm thu cấp quyền sử dụng đất), đến năm 2015 đạt khoảng trên 4.000 tỷ đồng và trên 10000 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh trong thời kì 2013-2020 trên 20%;

- GDP/người đạt 1.300 -1.400 USD vào năm 2015 và từ 2.200 – 2.300 vào năm 2020;

- Giải quyết việc làm cho khoảng 7.500 lao động/năm trong giai đoạn 2013- 2015 và 1.200-1.300 trong giai đoạn 2015-2020. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo đạt khoảng trên 55% vào năm 2015.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 2-3% (theo chuẩn mới). Thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, bảo đảm kiên cố hoá toàn bộ trường lớp học.

- Cải thiện một bước về kết cấu hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, điện lưới, cấp nước sinh hoạt. Nâng tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn lên 95%.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w