ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 68 - 72)

Trước hết, UBND tỉnh kịp thời rà soát các văn bản, sửa đổi các quy định

chưa phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện, điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trên thực tế phù hợp với các văn bản quy định của hệ thống phát luật về thu hút đầu tư vốn FDI, về đất đai, tính nhất quán của chính sách, tính đồng bộ, khả thi trong tổ chức thực hiện. Tiếp tục chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát các thủ tục hành chính để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định, thủ tục hành chính không còn phù hợp, không cần thiết. Đặc biệt trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư…công khai hóa các quy trình, thủ tục giải quyết ở Văn phòng theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Tiếp theo, Để tạo quỹ đất sạch cho thu hút vốn đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư cần cân đối vốn cho xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư vào Tỉnh đầu tư , Bộ KH&ĐT cần mở rộng và thiết lập địa chỉ ( điện thoại, email) hỗ trợ giải đáp về đầu tư nước ngoài cho Tỉnh để kịp thời xử lý các tình huống vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật đầu tư nước ngoài.

Tiếp theo nữa, Bộ cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục

năng lực nhận thức cho cán bộ quản lí của tỉnh về Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thu hút đầu tư để phát triển KT-XH của tỉnh. Đồng thời kiên quyết xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, kịp thời phát hiện ra những thiếu xót, bất cập để chấn chỉnh, khắc phục trong công tác thu hút FDI.

Cuối cùng, Tăng cường công tác đào tạo, bòi dưỡng nguồn nhân lực.Các

Doanh nghiệp cần đầu tư các dịch vụ phục vụ ăn, ở, đi lại, học hành, khám và điều trị bệnh, nhu cầu vui chơi, giải trí cho người lao động tại các khu công nghiệp. Trước hết cần giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn nhằm ổn định lâu dài nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư.

Chương này cung cấp những giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại ở môi trường đầu tư Thái Nguyên, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện môi trường đầu tư một cách toàn diện hơn. Một môi trường đầu tư hoàn thiện không chỉ giúp Thái Nguyên nâng cao năng lực cạnh tranh với các tỉnh trong nước về khả năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, mà còn tạo ra sự an tâm cho các nhà đầu tư trong nước, thúc đẩy họ đầu tư nhiều hơn vì có lợi thế sân nhà. Qua đó, Thái nguyên có thể tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng đường lối, chính sách mà Nhà Nước ban hành thông qua những biện pháp hỗ trợ hoặc hạn chế đầu tư trên từng lĩnh vực, ngành... góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia theo những định hướng đã đề ra.

KẾT LUẬN

Hiện nay việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ( chủ yếu là FDI) đã và đang trở thành bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng hang đầu của nhiều nước nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia để phát triển. Nhu cầu đầu tư ngày càng trở lên cấp thiết trong điều kiện của xu thế quốc tế háo đời sống kinh tế, của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và phân công lao động quốc tế ngày càng tăng. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, FDI là một nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng kinh tế và là một trong những chỉ số cơ bản đánh giá khả năng phát triển.

Những năm vừa qua, tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009. Nhận thức rõ tầm quan trọng cuả nguồn vốn FDI, tỉnh Thái Nguyên đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện biện pháp để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, nhưng cũng không đánh giá thái quá vai trò của nó dẫn tới tình trạng ưu tiên một cách quá mức cho hoạt động này. So với trước đây, môi trường đầu tư của tỉnh đang được cải thiện tốt hơn, đặc biệt trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước

ngoài cũng trở lên thông thoáng hơn rất nhiều. Bởi vậy, ngoài các nhà đầu tư đến từ các quốc gia truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đã xuất hiện them các nhà đầu tư mới đến từ các quốc gia khác như Singapo, Malaysia, các nước thuộc liên minh Châu Âu EU

Như vậy, bằng chính nỗ lực của mình, Thái Nguyên đang cố gắng rất nhiều để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đầu tư quốc tế trực tiếp nhằm phát triển cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng CNH-HĐH, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành thành phố công nghiệp trong thời gian tới.

Trong suốt thời gian thực hiện luận văn này, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đề tài cũng như phương pháp nghiên cứu, nhưng được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Phan Duy Minh và các cán bộ phòng Kinh tế Đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập đã đề ra.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phan Duy Minh người đã cho em những lời nhận xét quý báu để hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới chị Trần Thị Tuyết người đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp các tài liệu cần thiết cho chuyên đề nghiên cứu trong suốt thời gian em thực tập tại Sở vừa qua.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tài chính quốc tế, PGS.TS Phan Duy Minh và PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, NXB Học viện Tài chính - 2012

2. Niêm giám thông kê tỉnh Thái Nguyên 2011,2012, Cục Thống kê Thái Nguyên

3. Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế , PGS.TS Phan Duy Minh, NXB Học viện Tài chính – 2011.

4. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh trang cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011 và 2012

5. Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

6. Báo cáo đầu tư trực tiếp nước ngoài quý IV, cả năm 2011 và kế hoạch năm 2012 của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

7. Báo cáo đầu tư trực tiếp nước ngoài quý IV, cả năm 2012 và kế hoạch năm 2013 của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

8. Sách Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam , Lê Xuân Bá, NXB Khoa học kỹ thuật ,

9. Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nguyễn Bạch Nhật, NXB Đại học kinh tế quốc dân

10.Giáo trình Đầu tư quốc tế, Phùng Xuân Nhạ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các văn bản luật, nghị định, thông tư hướng dẫn

1 Luật đầu tư 2005

1 Luật doanh nghiệp 2005

2 Quyết định 1088/2006/QĐ- BKH về việc ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam

3 Nghị định số 13/NQ- Cp ban hành ngày 7/4/2009 về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới 4 Chỉ thị số 1617/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 19/9/2011 về việc

tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

5 Quyết định 369/QĐ- UB của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thái Nguyên

6 Chỉ thị số 15/2007/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/6/2007 về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Danh mục các trang web tham khảo

1 www.pcivietnam.org Trang web CPI cấp tỉnh của Việt Nam 2 www.gso.gov.vn Tổng cục thống kê Việt Nam

3 sokhdt.thainguyen.gov.vn Trang web của Sở KH & ĐT tỉnh Thái Nguyên 4 vi.wikipedia.org Bách khoa toàn thư

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 68 - 72)