Tiếp tục thực hiện mục tiêu tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh, thành phố Thái Nguyên đã và đang tiếp tục cải cách mọi thử tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xã hội và đặc biệt ban hành các chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư trên địa bàn. Năm 2007 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quy định về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh. Nội dung bao gồm các chế độ được hưởng ưu đãi như sau
2.3.3.1 Các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư
- Về đơn giá thuê đất:
+ Áp dụng mức giá tối thiểu trong khung quy định của Chính phủ.
+ Tỉnh Thái Nguyên được Chính phủ quy định là địa bàn khuyến khích đầu tư nên giá thuê đất được giảm 50% mức giá trong khung quy định chung của Chính phủ.
- Về miễn giảm tiền thuê đất:
+ Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản.
+ Miễn tiền thuê đất trong 11 năm kể từ ngày hoàn thành xây dựng cơ bản đưa dự án vào hoạt động.
Riêng đối với các dự án trồng rừng, trong suốt thời gian kinh doanh còn được giảm 90% số tiền thuê đất phải trả.
b. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
- Mức thuế suất và thời gian ưu đãi thuế:
Tùy theo danh mục dự án và địa bàn ưu đãi đầu tư, áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm hoặc thuế suất 15% trong 12 năm hoặc thuế suất 20% trong 10 năm từ khi bắt đầu thực hiện sản xuất kinh doanh. Hết thời hạn ưu đãi, doanh nghiệp nộp thuế theo mức thuế suất bình thường.
- Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi có thu nhập chịu thuế: + Tùy theo danh mục dự án, sử dụng lao động và địa bàn đầu tư trong tỉnh, áp dụng miễn từ 02, 03 hay 04 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp cho 02, 03, 05, 06, 07, 08 hay 09 năm tiếp theo.
+ Ngoài ra, doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
c. Ưu đãi về miễn thuế nhập khẩu
Đối với tất cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên đều được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu:
Đối với máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định và phương tiện vận chuyển chuyên dùng mà trong nước chưa sản xuất được.
- Đối với nguyên liệu sản xuất trong thời gian 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
- Đối với nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
d. Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương
Trường hợp nhà đầu tư đầu tư vào sản xuất, sử dụng tối thiểu 100 lao động địa phương có nhu cầu đào tạo riêng phục vụ cho sản xuất và được tổ chức tuyển dụng thì được ngân hàng tỉnh hỗ trợ, mức tối đa không quá 500.000 đồng/lao động.
e. Chính sách hỗ trợ đầu tư
Hỗ trợ cho doanh nghiệp tái đầu tư: Các dự án thuộc ngành nghề và lĩnh vực khuyến khích đầu tư của tỉnh đầu tư vào các Khu công nghiệp và các cụm công nghiệp tự bỏ ra kinh phí đền bù và san lấp mặt bằng sẽ được Tỉnh hỗ trợ để tái đầu tư theo phương thức trích lại 70% số tiền doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách tỉnh hàng năm trong thời gian 5 năm liên tục.
2.3.3.2.Công tác cải cách các thủ tục hành chính
Sau khi kết thúc Đề án 30 (Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007), Thái Nguyên đã ban hành cụ thể 155 thủ tục hành chính thuộc 16 nhóm lĩnh vực; đơn giải hóa 47 thủ tục theo hướng gọn nhẹ, giảm chi phí cho cá nhân, tổ chức khi giải quyết công việc với cơ quan hành chính Nhà nước, hủy bỏ 50 thủ tục gây phiền hà với cá nhân, tổ chức. Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã cung cấp trên 1.200 thủ tục hành chính ở mức độ 2, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản liên quan cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; cho phép tổ chức, công dân tải về các mẫu đơn, tờ khai hành chính để hoàn thiện theo yêu cầu. 14/19 sở,
ban, ngành của tỉnh đã thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tất cả các huyện, thành, thị và 181 xã, phường đều thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Đặc biệt, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và huyện Định Hóa đã áp dụng cơ chế một cửa liên thông đối với một số thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai, chính sách xã hội từ cấp xã lên cấp huyện, liên thông với các đơn vị: thuế, kho bạc... Ngay trong năm nay, mô hình "Một cửa liên thông giải quyết thủ tục đất từ xã lên huyện" tiếp tục được thực hiện ở các huyện: Đồng Hỷ, Phú Lương, Phổ Yên, tạo cơ sở mở rộng ra phạm vi toàn tỉnh. Trong cải cách hành chính công, Thái Nguyên cũng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hơn 700 đơn vị, trong đó có 143 đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh. Tỉnh cũng đã áp dụng hệ thống ISO trong hoạt động của 17 sở, ban, ngành, văn phòng một cửa liên thông của tỉnh và 9 đơn vị hành chính cấp huyện được Tổng cụ đo lường chất lượng (Bộ khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận, góp phần cải tiến đáng kể lề lối làm việc. Qua đó ,thay vì phải mất thời gian thực hiện các thủ tục rườm rà như trước đây thì các doanh nghiệp chỉ việc gửi và nhận hỗ sơ tại một của chính là có thể nhận được giấy phép kinh doanh. Vì vậy thời gian cấp giấy phép đầu tư chỉ trong 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ ( theo quy định là 15 ngày); thẩm định dự án cấp GPĐT trong thời hạn 20 ngày làm việc ( quy định chung là 30 ngày); Điều chỉnh GPĐT: thẩm định điều chỉnh GPĐT thực hiện trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu việc điều chỉnh không cần thẩm định, thời gian tối đa là 07 ngày làm việc.
Thành phố cũng đã tiếp nhận và triển khai các chính sách ,quy định từ trung ương. Đó là các chính sách kiểm soát các hoạt động của các nhà đầu tư, các chính sách liên quan đến thuế , lệ phí , chính sách quản lí ngoại hối théo quy định về việc ơmở tài khoản ngoại hối, tỷ giá ngoại hối, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài…