Định hướng thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 60)

Việc thu hút các dự án FDI trong thời gian tới sẽ tập trung vào khai thác các thế mạnh của tỉnh, cụ thể đó là các lĩnh vực công nghiệp, khai thác nguyên nhiên liệu. Các dự án được khuyến khích đầu tư vào công nghiệp, đặc biệt là cây chè – một định hướng đẩy mạnh xuất khẩu cho tỉnh và dịch vụ - ngành kinh tế có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác.

Các dự án FDI vẫn tiếp tục là nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong thời gian tới, nhu cầu về vốn của tỉnh vẫn rất lớn, đặc biệt cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nguồn vốn ngân sách cấp có hạn, nguồn vốn trong tỉnh không lớn. Vì vậy, vốn FDI đi kèm với khoa học công nghệ tiến tiến sẽ giúp tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển với các địa phương khác.

3.1.2.1 Tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp ( đặc biệt là công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến)

Công nghiệp vốn là ngành truyền thống và có thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên. Khu công nghiệp Gang thép với cơ sở hạ tầng hiện đại được xây dựng và hoàn chỉnh. Bên cạnh đó là hệ thống các nhà máy, xí nghiệp khai khoáng các tài nguyên phục vụ cho ngành công nghiệp luyện thép. Tỉnh còn dự trữ một lượng lớn các tài nguyên thiên nhiên quý hiếm như quặng sắt , titan, các kim loại màu… Đây là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp nặng.

Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến nông sản cũng được tỉnh chú trọng , Thái Nguyên vốn nổi tiếng với cây chè Tân Cương và được coi là đặc sản của vùng.Tuy nhiên, để chế biến cây chè thành một sản phẩm có thương hiệu, uy tín và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thì chưa có doanh nghiệp nào làm được. Người trồng chè vẫn đang trong tình trạng bị các tư thương mua rẻ bán đắt; một số doanh nghiệp trồng và khai thác chè với công nghệ còn ở trình độ thấp, tiềm lực tài chính còn hạn chế nên công nghiệp chế biến chè chưa thực sự phát triển.

Ngoài ra, công nghiệp chế biến lâm sản, thịt sữa xuất khẩu .. chưa cao nên hạn chế khả năng phát triển của các ngành này. Hơn nữa nó còn làm giảm giá trị các sản phẩm nông sản và do đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân cũng như sự đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020, dịch vụ là ngành kinh tế có vai trò hết sức quan trọng, chiếm tỉ trọng tới 42-43% trong cơ cấu kinh tế. Vì vậy, Thái nguyên đã đưa ra những định hướng nhằm thu hút các dự án FDI vào lĩnh vực này.

Dịch vụ là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện địa hóa, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Dù vậy, dịch vụ vốn là ngành kinh tế nhạy cảm và có nhiều rủi ro. Các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực này phải được sàng lọc một cách kĩ lưỡng để không ảnh hưởng đến các yếu tố văn hóa xã hội. Mặt khác, nền tảng để phát triển ngành dịch vụ Thái Nguyên còn thiếu và yếu. Nếu Thái Nguyên thu hút một cách ồ ạt, thiếu chọn lọc các dự án FDI vào ngành dịch vụ thì có thể gây khó khăn cho công tác quy hoạch trong dài hạn của địa phương và trong công tác quản lí. Vì vậy, thu hút một cách có chọn lọc các dựu án được tỉnh đặt ra như một định hướng cho các dự án FDI vào ngành dịch vụ. Để đáp ứng nhu cầu đó, tỉnh đã tiến hành nghiên cứu thăm dò thị trường và đưa ra bản chào về đầu tư vào các dựu án trọng điểm của tỉnh.

3.1.2.3 Tập trung thu hút nguồn vốn FDI từ các đối tác có tiềm năng lớn về vốn và công nghệ

Để nhanh chóng “ đi tắt đón đầu”, thu hẹp khoảng cách trong phát triển kinh tế so với các địa phương phác và so với mặt bằng chung của cả nước, Thái Nguyên đã nêu rõ quan điểm là thu hút các dự án có quy mô lớn và công nghệ hiện địa. Để thực hiện điều đó, đòi hỏi địa phương phải tăng cường thu hút các dự án FDI từ các đối tác có tiềm năng lớn về vốn và công nghệ .

Các đối tác đã đầu tư vào Thái Nguyên có Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Singapo, Malaysia. Trong đó đối tác Trung Quốc có số dự án chiếm đa số là 10/29 dự án chiếm 34% số dự án nhưng lại chiếm lượng vốn đầu tư thấp chỉ chiếm 10,12%.Thực tế, các nhà đầu tư Trung Quốc chủ yếu đến từ các

tỉnh giáp biên giới với Việt Nam như Vân Nam, Quảng Đông nên khả năng về vốn và công nghệ còn nhiều hạn chế. Các đối tác khác như Nhật Bản, Singapo được coi là những đối tác có tiềm năng khá lớn về vốn và công nghệ lại có số dự án rất ít tại địa phương. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao năng lực công nghệ cho nền kinh tế địa phương .

Bên cạnh đó, quy mô một dự án phần nào phản ánh khả năng về vốn, công nghệ của nhà đầu tư. Một dự án có quy mô lớn chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh lớn và có thể đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Quy mô bình quân một dự án ở Thái Nguyên nhỏ nếu loại trừ dự án Khai thác và chế biên khoáng sản Núi Pháo của Singapo , dự án Hồ điều hòa Xương Rồng của Nhật Bản và dự án của nhà máy Samsung của Hàn Quốc. Vì vậy, định hướng của tỉnh là hướng đến thu hút dự án FDI từ các đối tác có tiềm năng về vốn và công nghệ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapo và các nước phương Tây để nâng cao trình độ công nghệ cũng như tăng quy mô bình quân một dự án FDI, thực hiện mục tiêu đưa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trở thành thành phần kinh tế quan trọng của địa phương.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 60)