- Ba là, cùng với đổi mới thể chế và chính sách, các nghị quyết đã bắt đầu nhấn mạnh đến việc thay đổi tâm lý, cải thiện môi trường kinh doanh, xoá
1.3. Khu vực kinh tế tƣ nhân là bộ phận cấu thành quan trọng trong cấu trúc kinh tế xã hội của thành phố Hà Nộ
trong cấu trúc kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
Hà Nội - Thủ đô của cả nước, có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 5 tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Tây, Hưng Yên và Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội có tổng diện tích khoảng 918km2 (chiếm 0,28% diện tích cả nước). Trong thời gian gần gây, thành phố Hà Nội là địa phương đứng thứ hai cả nước về tốc độ phát triển kinh tế, về đóng góp cho ngân sách quốc gia hằng năm (8,1% GDP, 9,4% giá trị sản xuất công nghiệp, 10% kim ngạch xuất khẩu, 9,6% tổng mức hàng hoá bán lẻ và 11,7% tổng đầu tư cho toàn xã hội). Tiềm năng và thực tế huy động các nguồn vốn cho đầu tư cũng rất phát triển. Tỷ lệ đô thị hoá của thành phố Hà Nội hiện nay là 57,6% so với mức trung bình cả nước là 23,5%. Kinh tế Thủ đô đã có sự tăng trưởng liên tục, đạt mức cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Vai trò của Hà Nội trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trong nền kinh tế quốc dân ngày một nâng cao. Hạ tầng kỹ thuật đô thị được tăng cường, Thủ đô từng bước được cải tạo và xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Vấn đề môi trường đã và đang được quan tâm đặc biệt. Công tác văn hoá, xã hội đã đạt được những thành tựu tốt, được các bộ, ngành trung ương đánh giá là địa phương có nhiều chỉ tiêu dẫn đầu trong cả nước. Vùng nông thôn ngoại thành đã có những bước khởi sắc. Hệ thống chính trị được củng cố, an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã có bước cải thiện rõ rệt. Quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Thủ đô trong khu vực và quốc tế ngày được nâng cao. Thủ đô Hà Nội xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
Sự phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội thể hiện sinh động kết quả của sự đổi mới tư duy trong đường lối và chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, nhất là về sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần tương ứng với nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung của thành phố Hà Nội trong những năm đổi mới vừa qua liên quan mật thiết với những đóng góp đáng kể của khu vực kinh tế tư nhân, từ đó cho phép rút ra những căn cứ xác định tính tất yếu tồn tại của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội về lâu dài:
Thứ nhất, do tính đặc trưng của nền kinh tế vận động theo cơ chế thị
trường. Cơ chế thị trường đòi hỏi và cho phép sự tồn tại tất yếu của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sự độc lập tương đối về lợi ích kinh tế giữa những người sản xuất, kinh doanh khác nhau. Và cũng chính trong cơ chế thị trường, những người sản xuất, kinh doanh khác nhau đó lại luôn luôn có mối quan hệ phụ thuộc ràng buộc lẫn nhau về lợi ích kinh tế nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nói chung; mặt khác, chính lợi ích kinh tế cá nhân là một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
Thứ hai, sự tồn tại tất yếu và lâu dài của khu vực kinh tế tư nhân ở
thành phố Hà Nội cũng như các địa phương khác còn xuất phát từ yêu cầu giải phóng năng lực sản xuất của xã hội. Vì vậy, huy động mọi tiềm năng từ mọi tầng lớp dân cư vào quá trình phát triển kinh tế là yêu cầu hàng đầu của mọi quốc gia, trong mọi thời đại. Thực tế cho thấy, nếu tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ huy động được về vốn, tư liệu sản xuất, trình độ kỹ năng tổ chức quản lý của các tầng lớp dân cư. Trên cơ sở đó tạo động lực cho sự phát triển.
Thứ ba, sức lao động của con người luôn là một trong những yếu tố
đầu vào cơ bản của mọi nền sản xuất xã hội. Kinh tế tư nhân phát triển sẽ thu hút thêm lao động, nhờ đó một mặt vừa góp phần vào giải quyết việc làm, chống thất nghiệp, vừa tạo động lực cho phát triển. Trên địa bàn thành phố Hà
Nội, kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, ổn định thu nhập cho khá đông người lao động. Chỉ tính riêng cho một số năm gần đây, các doanh nghiệp tư nhân và các hộ sản xuất kinh doanh cá thể ở Hà Nội đã thu hút trên 610.000 người lao động, chiếm gần 48% tổng số lao động xã hội của địa phương, đồng thời kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội mỗi năm tạo ra việc làm mới để thu hút khoảng 60% số lao động (trên địa bàn) có nhu cầu tìm kiếm việc làm, với mức thu nhập tương đối khá và ổn định. Mặt khác, kinh tế tư nhân phát triển đã tạo nên một đội ngũ doanh nhân trẻ của Hà Nội có kiến thức, khá năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Như vậy, phát triển kinh tế tư nhân là một bước đi quan trọng để giải quyết vấn đề thất nghiệp, góp phần tạo ra những điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn nhân lực vì:
- Kinh tế tư nhân sử dụng lao động tại chỗ nên có thể giảm đáng kể chi phí giải quyết nơi ăn chốn ở và các điều kiện về cơ sở hạ tầng.
- Điều kiện để đào tạo tay nghề cho người lao động được thuận lợi hơn so với các khu vực kinh tế khác. Đặc biệt là kinh tế hộ gia đình - nơi đào tạo lao động tại chỗ, thông qua kèm cặp của người có tay thề, chi phí đào tạo do vậy giảm đáng kể, đồng thời vẫn duy trì được các làng nghề truyền thống, góp phần cùng xã hội dạy nghề, tiết kiệm được các khoản chi phí từ ngân sách nhà nước.
- Nhu cầu về vốn để đào tạo ra một chỗ làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân cũng thấp hơn rất nhiều so với khu vực kinh tế nhà nước hoặc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, đáp ứng nhu cầu về huy động vốn cho sản xuất, kinh doanh
nghiệp) được hình thành và phát triển dựa trên vốn của các cá nhân, các nhà kinh doanh tự bỏ vốn đầu tư, tự mình xây dựng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đồng thời cũng tự chịu trách nhiệm về cơ sở sản xuất kinh doanh của chính cơ sở do họ làm chủ và quản lý. Ở thành phố Hà Nội cũng như một số địa phương khác, nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân phần lớn được hình thành bằng lao động sáng tạo của cá nhân và gia đình họ, được tích luỹ từ thế hệ này sang thế hệ khác (tất nhiên cũng không loại trừ các biện pháp tích lũy cực đoan, không chính đáng) và nếu được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn họ, giúp họ có cơ hội sử dụng nguồn vốn chính đáng kể phát triển sản xuất kinh doanh thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng lên đáng kể. Điều này có thể thấy rõ thông qua vai trò đột phát của Luật Doanh nghiệp trong việc huy động nội lực, vốn đầu tư trong dân cư và vốn trong khu vực kinh tế tư nhân, nhờ thế đã bổ sung quan trọng cho nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cũng như làm giảm đáng kể tỷ phần của vốn đầu tư nước ngoài.
Theo báo cáo phân tích tình hình kinh tế Thủ đô năm 2003 và các giải pháp tạo động lực phát triển kinh tế xã hội năm 2004 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội: “Năm 2003 ước tính tổng đầu tư xã hội trên địa bàn đạt 24.000 tỷ đồng, tăng 12,2% so với năm 2002. Trong đó vốn trong nước chiếm 85,9% và tăng 12,6%; vốn nước ngoài chiếm 14,1% và tăng 10,2%”... “ngoài ra, Thành phố còn cấp giấy phép đầu tư mới và bổ sung tăng vốn cho 87 dự án FDI, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hơn 5.500 doanh nghiệp với số vốn 13.500 tỷ đồng, tăng 30,2% số lượng doanh nghiệp đăng ký và 89,9% số vốn đăng ký so với năm 2002 [31, tr.8].
Thứ năm, góp phần cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố
Hà Nội, GDP hằng năm của khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng khoảng 20 - 22% trong tổng GDP của Thành phố. Điều đáng chú ý là dù chưa được đầu tư lớn như khu vực kinh tế khác, song tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân gần bằng mức tăng chung của toàn thành phố, đóng góp cho
ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Nếu giai đoạn từ 1996 - 1999 tổng số thu ở khu vực này mới đạt 1929 tỷ đồng thì giai đoạn từ 2001 - 2003 số thu đã lên 2484 tỷ đồng (tăng 29%) [3, tr.1-2].
Riêng năm 2001 số thuế nội địa từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 528 tỷ đồng không kể thuế xuất nhập khẩu, phí và lệ phí khác, chiếm 21% tổng thu ngân sách của Hà Nội.
Thứ sáu, do yêu cầu xã hội hoá thực tế. Xã hội hoá sản xuất là sự liên
kết quá trình kinh tế riêng biệt thành quá trình kinh tế, xã hội. Nó là một quá trình được hình thành và phát triển liên tục, tồn tại như một hệ thống có quan hệ hữu cơ với nhau. Trong tiến trình phát triển kinh tế hàng hoá, từ kinh tế hàng hoá giản đơn lên kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường hiện đại, là tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, là tiến trình phát triển đi từ thấp đến cao của trình độ xã hội hoá sản xuất. Nội dung của xã hội hoá sản xuất bao gồm ba mặt: xã hội hoá về kinh tế - xã hội (xét về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất); xã hội hoá về kinh tế - kỹ thuật (xét về lực lượng sản xuất, cơ sở vật chất); xã hội hoá về kinh tế - tổ chức (xét về quan hệ tổ chức quản lý nền sản xuất).
Căn cứ vào nội dung nói trên, nếu chỉ dừng ở xã hội hoá về mặt sở hữu tư liệu sản xuất thì chỉ mới có xã hội hoá hình thức sự sản xuất. Và do đó, chỉ khi nào tiến hành đồng bộ và hoàn thành về cơ bản cả ba mặt nói trên thì mới đạt xã hội hoá thực tế. Việc thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta nói chung cũng như ở thành phố Hà Nội nói riêng phải thật sự là chiến lược để thực hiện xã hội hoá thực tế ở nước ta, Trong đó sự tồn tại của khu vực kinh tế tư nhân vừa phù hợp với yêu cầu xã hội hoá thực tế sản xuất vừa thúc đẩy xã hội hoá phát triển.
hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình khách quan dưới sự tác động của những quy luật kinh tế - xã hội nhất định, đặc biệt là quy luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Quy luật này đòi hỏi phải xuất phát từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển mà chủ động hình thành hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hà Nội do ảnh hưởng của quan niệm mặc cảm “xoá bỏ”, khu vực kinh tế tư nhân chưa thể có ngay lực lượng sản xuất hiện đại với trình độ xã hội hoá cao, nên hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp là dựa trên cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng về các hình thức sở hữu, trong đó bao gồm cả sở hữu tư nhân.
Thứ tám, kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa hàng đầu trong việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng lực nội sinh vừa đảm bảo khả năng thích ứng linh hoạt trước những biến đổi của nền kinh tế.
Trong vài năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp tư nhân chuyển từ kinh doanh thương mại, dịch vụ sang trực tiếp sản xuất (kể cả ở những ngành đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao như cán kéo thép, dây cáp điện, xuồng cao su cứu hộ, thiết bị điện máy, máy tính cá nhân...) đã tăng lên đáng kể. Tính đến cuối năm 2001, số lượng doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực chiếm tỷ lệ như sau:
Bảng 1: Cơ cấu theo ngành của kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội năm 2001
Lĩnh vực Tỷ trọng (%)
- Công nghiệp 20,8
- Xây dựng 8,3
- Giao thông vận tải 2,5
- Chế biến nông lâm thuỷ sản và phi nông nghiệp khác 16,5
Nguồn: UBND thành phố Hà Nội [30, tr.5]
Nếu trước đây có tới trên 70% doanh nghiệp tư nhân tập trung vào kinh doanh thương mại, thì thời gian gần đây họ đã kinh doanh hầu hết các ngành và lĩnh vực mà Nhà nước cho phép. Bên cạnh đó xu thế kinh doanh tổng hợp vừa sản xuất, vừa hoạt động thương mại và dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến. Nghĩa là khu vực kinh tế tư nhân cũng đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực.
Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2001 đạt 2.232 tỷ đồng (tính theo giá 1994), tăng 19,3% so cùng kỳ năm 2000 và bằng 89% giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp nhà nước ở địa phương. Đặc biệt đã có nhiều sản phẩm của doanh nghiệp tư nhân đạt chất lượng cao được người tiêu dùng tín nhiệm (như ổn áp Lioa, máy tính CDS...).
Đáng lưu ý là số lượng đơn vị kinh tế tư nhân tham gia xuất khẩu đã tăng lên 900 doanh nghiệp trong tổng số hơn 1000 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu trên địa bàn, kim ngạch xuất khẩu của kinh tế ngoài nhà nước năm 2001 đạt 126 triệu USD, chiếm 5% kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn. Thương mại - dịch vụ nội địa đạt 18.800 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 74,6% tổng mức bán lẻ trên thị trường, cung cấp khoảng 60% lượng hàng hoá bán buôn cho các tỉnh lân cận,...
Những số liệu trên cho thấy kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội phát triển rộng khắp trong mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy phân công lao động xã hội, thực hiện tốt các chính sách xã hội ở địa phương.
Thứ chín, do kích thích của quá trình cạnh tranh. Bất kể quốc gia nào,
thời đại nào, yếu tố cạnh tranh bao giờ cũng là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ở đâu thiếu cạnh tranh thì ở đó xuất hiện bảo thủ, trì trệ. Mục
tế tư nhân phải xử lý hàng loạt các biện pháp cạnh tranh như: lựa chọn ngành sản xuất kinh doanh phù hợp từ những tín hiệu của thị trường, cải tiến kỹ thuật công nghệ, cải tiến phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh, dám chấp nhận mạo hiểm hay rủi ro,...
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác, cạnh tranh có