Nhận định tổng quát về tiềm năng, lợi thế của thành phố Hà Nội trong việc phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố hà nội trong thời kỳ đổi mới thực trạng và giải pháp phát triển luận văn ths ki (Trang 44 - 47)

- Ba là, cùng với đổi mới thể chế và chính sách, các nghị quyết đã bắt đầu nhấn mạnh đến việc thay đổi tâm lý, cải thiện môi trường kinh doanh, xoá

2.1. Nhận định tổng quát về tiềm năng, lợi thế của thành phố Hà Nội trong việc phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân

Nội trong việc phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân

Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường diễn ra trên phạm vi toàn quốc. Nhờ đó đời sống kinh tế - xã hội ở thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, theo hướng dân chủ hoá, thị trường hoá. Tốc độ tăng trưởng GDP được duy trì khá ổn định, và ở mức cao trong nhiều năm qua (GDP tăng bình quân 11,12%), đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Hà Nội là thủ đô của cả nước; nơi tập trung những cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các bộ, các ngành, các cơ quan trung ương, hiệp hội, đoàn thể, các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện, các trung tâm dịch vụ tài chính - ngân hàng, thương mại, thông tin - bưu chính viễn thông, nơi có cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải khá phát triển, có điều kiện để phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh; là nơi tập trung các trường đại học, dạy nghề,

viện nghiên cứu và các cơ sở vật chất khoa học - công nghệ lớn nhất của cả nước; nơi có các nguồn nhân lực vừa đông đảo vừa có chất lượng, trình độ cao hàng đầu cả nước và có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao, tạo thuận lợi cả về “đầu vào” lẫn “đầu ra” cho phát triển kinh tế tư nhân. Hiện tại, Thành phố có thể cung cấp được 34% lao động được đào tạo có bằng cấp so với mức 10 - 12% của cả nước. Các điều kiện cung cấp điện, nước cho sản xuất, sinh hoạt của Thủ đô cũng khá thuận lợi (gần nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có nguồn nước ngầm, nước mạch dồi dào).

Ngoài ra, do các yếu tố lịch sử để lại và sự phát triển của phân công lao động xã hội, Hà Nội và các địa phương lân cận còn là nơi tập trung với mật độ cao nhiều trung tâm công nghiệp đa dạng, quan trọng, hiện đại, cũng như nhiều cơ sở làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống có khả năng phát triển trên cơ sở tăng cường đầu tư và hiện đại hoá trang thiết bị. Nhiều sản phẩm có bề dày lịch sử đặc trưng cho văn hoá và tài trí của nhân dân và các địa phương Bắc Bộ, có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và có triển vọng trên thị trường nước ngoài, đã được hình thành và phát triển khá tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội (chẳng hạn sản phẩm dệt may hiện đang là 1 trong 5 nhóm sản phẩm chủ lực của công nghiệp Hà Nội, đồng thời cũng là một trong 11 nhóm hàng Việt Nam có triển vọng xuất khẩu sang Mỹ và một số thị trường quan trọng khác).

Ở Hà Nội ngay cả tâm lý và cơ cấu tiêu dùng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và điều kiện tổ chức xúc tiến thương mại, tiếp thị, cung cấp dịch vụ sau bán hàng của các doanh nghiệp trên địa bàn cho khách hàng tiêu thụ cả trong và ngoài địa bàn cũng thuận lợi hơn hẳn so với các vùng khác, nhất là về nhiều sản phẩm công nghiệp có chất lượng như đồ điện dân dụng, đồ điện tử nghe nhìn, xe máy, ô tô, hàng hoá - kim khí tiêu dùng, hàng da, bột giặt,

khai thác tiềm năng phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân. (Hiện nay trên địa bàn thành phố riêng trong công nghiệp có 280 doanh nghiệp nhà nước nhưng có tới khoảng 20.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 300 doanh nghiệp hỗn hợp và 17.000 hộ kinh doanh cá thể).

Mặt khác, sự tập trung của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (Hà Nội đứng thứ hai trong cả nước về thu hút FDI) cũng đang và sẽ làm tăng thêm những động lực mạnh mẽ để phát triển công nghiệp trong địa bàn thành phố nói riêng, kinh tế nói chung, phát triển phân công và hợp tác lao động, phát triển các doanh nghiệp vệ tinh và dịch vụ, đào tạo lao động công nghiệp, kích thích cạnh tranh và chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiếp thị và những tác động hữu ích khác cho việc phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội.

Như vậy, với vị trí và vai trò là Thủ đô, thành phố Hà Nội có những lợi thế và tiềm năng rất lớn cho việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Điều đó được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:

- Là bộ mặt của quốc gia, thành phố Hà Nội luôn luôn nhận được sự quan tâm đầu tư, sự chỉ đạo sát sao của Trung ương trong quá trình phát triển.

- Là trung tâm thông tin và giao lưu kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, Hà Nội có điều kiện tiếp xúc và nắm bắt kịp thời hệ thống thông tin và động thái vận động mới của đời sống thị trường trong nước và quốc tế, điều đó giúp tiếp cận nhanh các cơ hội, tạo điều kiện phát huy có hiệu quả những vấn đề kinh tế - xã hội trong quá trình chuyển đổi và phát triển theo xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá trước hết về phương diện kinh tế.

- Là thủ đô, trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá xã hội của cả nước, thành phố Hà Nội có ưu thế so với các địa phương khác ở khu vực phía Bắc trong công tác tuyên truyền vận động và tổ chức triển khai thu hút đầu tư, tiêu

thụ những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sản xuất trên địa bàn Thành phố, mở rộng các dịch vụ công nghệ cao, dịch vụ tài chính - ngân hàng, dịch vụ du lịch, dịch vụ đối ngoại.... Đây thực sự là môi trường tốt để khai thác tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân. Xét về lâu dài, chính khả năng kế thừa, lôi cuốn và quy tụ được nhiều tiềm lực, điều kiện từ bên ngoài, cũng như năng lực tích luỹ được về những kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh, trình độ phát triển về hạ tầng kỹ thuật, về các nguồn vốn tài chính, nguồn nhân lực, tri thức - công nghệ, các dạng thị trường... sẽ tạo tiền đề, tạo cơ hội để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phục vụ cho mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố hà nội trong thời kỳ đổi mới thực trạng và giải pháp phát triển luận văn ths ki (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)