Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố hà nội trong thời kỳ đổi mới thực trạng và giải pháp phát triển luận văn ths ki (Trang 85 - 86)

- Ba là, cùng với đổi mới thể chế và chính sách, các nghị quyết đã bắt đầu nhấn mạnh đến việc thay đổi tâm lý, cải thiện môi trường kinh doanh, xoá

3.1.1. Mục tiêu phát triển

- Trong 5 năm tới, Hà Nội cần tiếp tục hướng khu vực kinh tế tư nhân vào việc thực hiện tốt cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; tập trung phát triển mạnh lực lượng sản xuất, kết hợp chặt chẽ với xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.

- Tăng cường khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên phát triển những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, coi trọng việc khuyến khích khu vực tư nhân sản xuất các tư liệu sản xuất phục vụ các mặt hàng xuất khẩu. Trước mắt lựa chọn phát triển một số sản phẩm chủ lực thuộc các ngành điện - điện tử - thông tin - cơ khí - kim khí, dệt - may, da - giầy, chế biến thực phẩm, vật liệu mới, phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 14,5 - 15,5%/năm.

thống, đầu tư tạo giống và công nghệ mới phục vụ sản xuất nông nghiệp, chú trọng bảo quản, chế biến sau thu hoạch, góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân từ 3,5 - 4%/năm.

- Từ nay đến năm 2010, khu vực kinh tế tư nhân phải thực sự đóng vai trò là một trong những lực lượng chủ yếu bảo đảm cho kinh tế Thủ đô có nhịp độ tăng trưởng nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng ưu tiên phát triển các lĩnh vực có sử dụng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn.

- Nâng cao trình độ, chất lượng dịch vụ trở thành thế mạnh của kinh tế Thủ đô, phấn đấu đi đầu cả nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, về tiếp cận kinh tế tri thức, phục vụ hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, các tỉnh lân cận, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

- Mục tiêu đến năm 2010, tổng sản phẩm xã hội (GDP) của Hà Nội tăng 2,3 lần. Thu nhập bình quân đầu người tăng 2 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 10 - 11%, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 14 - 15%, dịch vụ đạt 10 - 10,5%/năm, nông nghiệp đạt 2,5 - 3%/năm, xuất khẩu đạt 16 - 18%/năm [11].

Từ những mục tiêu nói trên, vấn đề quan trọng là cần phải định hướng phát triển cho kinh tế tư nhân ở thành phố Hà Nội để khu vực kinh tế này phát triển đi theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố hà nội trong thời kỳ đổi mới thực trạng và giải pháp phát triển luận văn ths ki (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)